KẾT QUẢ PHẪU THUẬT BẮC CẦU CHỦ VÀNH CÓ KẾ HOẠCH TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC GIAI ĐOẠN 2019 – 2022

Nguyễn Minh Diệp 1, Phùng Duy Hồng Sơn 1,2, Nguyễn Hữu Ước 1,2,
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật bắc cầu chủ vành kinh điển có dùng tim phổi máy và ngừng tim ở bệnh nhân mổ có kế hoạch điều trị bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2019-2022. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu, theo dõi dọc các bệnh nhân được mổ bắc cầu chủ vành có kế hoạch và theo phương pháp kinh điển tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, từ tháng 09/2019 đến tháng 09/2022. Phân tích, xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0. Kết quả: Gồm 64 bệnh nhân với tuổi trung bình 66 ± 7,51 tuổi (48 - 82), nam giới chiếm 76,56%. Euroscore II trung bình là 2,45. Bệnh phối hợp thường gặp như tăng huyết áp chiếm 75%, đái tháo đường gần 30%, suy thận gần 30%, chức năng thất trái (EF) thấp ≤ 50% chiếm hơn 23%. Thời gian cặp động mạch chủ, thời gian chạy máy trung bình lần lượt là 78 phút (35 – 158) và 114 phút (56 – 238). Thời gian thở máy trung bình 47 giờ (6 – 336) và thời gian nằm hồi sức trung bình 9,61 ngày (4 – 22). Có 4 bệnh nhân tử trong vong thời gian chu phẫu (6,25%). Biến chứng thường gặp sau mổ là thở máy kéo dài (26,56%), tràn dịch màng phổi - phải dẫn lưu (7,81%), nhiễm trùng chung (6,25%). Trong số 60 bệnh nhân còn sống ra viện, không có trường hợp nào tử vong cho đến thời điểm nghiên cứu, với thời gian theo dõi trung bình 21 tháng, lâm sàng cải thiện rõ rệt.  Siêu âm tim so sánh tại thời điểm trước mổ, ra viện và khám lại chỉ số EF cải thiện ở nhóm bệnh nhân EF thấp, có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Kết luận: Phẫu thuật bắc cầu chủ vành có kế hoạch tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức giai đoạn 2019 – 2023 hầu hết vẫn theo phương pháp kinh điển, cho kết quả ngắn và trung hạn tốt với tỉ lệ tai biến – biến chứng thấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lawton JS, Tamis-Holland JE, Bangalore S, et al. 2021 ACC/AHA/SCAI Guideline for Coronary Artery Revascularization: A Report of the American College of Cardiology/American Heart Association Joint Committee on Clinical Practice Guidelines. J Am Coll Cardiol. 2022;79(2):e21-e129. doi:10.1016/j.jacc.2021.09.006
2. Caldonazo T, Kirov H, Riedel LL, Gaudino M, Doenst T. Comparing CABG and PCI across the globe based on current regional registry evidence. Sci Rep. 2022;12:22164. doi:10.1038/s41598-022-25853-4
3. Alamri HM, Alotaibi TO, Alghatani AA, et al. Effect of Gender on Postoperative Outcome and Duration of Ventilation After Coronary Artery Bypass Grafting (CABG). Cureus. 2023;15(4): e37717. doi: 10.7759/cureus.37717
4. Park H, Ahn JM, Yoon YH, et al. Effect of Age and Sex on Outcomes After Stenting or Bypass Surgery in Left Main Coronary Artery Disease. Am J Cardiol. 2019;124(5):678-687. doi: 10.1016/ j.amjcard.2019.05.061
5. Reiche S, Mpanya D, Vanderdonck K, Mogaladi S, Motshabi-Chakane P, Tsabedze N. Perioperative outcomes of coronary artery bypass graft surgery in Johannesburg, South Africa. J Cardiothorac Surg. 2021;16:7. doi: 10.1186/s13019-020-01385-8
6. Lv M, Gao F, Liu B, et al. The Effects of Obesity on Mortality Following Coronary Artery Bypass Graft Surgery: A Retrospective Study from a Single Center in China. Med Sci Monit Int Med J Exp Clin Res. 2021;27:e929912-1-e929912-10. doi:10.12659/MSM.929912
7. Ruggieri VG, Bounader K, Verhoye JP, et al. Prognostic Impact of Prolonged Cross-Clamp Time in Coronary Artery Bypass Grafting. Heart Lung Circ. 2018; 27(12): 1476-1482. doi: 10.1016/ j.hlc.2017.09.006
8. Jawitz OK, Gulack BC, Brennan JM, et al. Association of Postoperative Complications and Outcomes Following Coronary Artery Bypass Grafting. Am Heart J. 2020;222:220-228. doi: 10.1016/ j.ahj.2020.02.002
9. Pahwa S, Bernabei A, Schaff H, et al. Impact of postoperative complications after cardiac surgery on long‐term survival. J Card Surg. 2021;36(6):2045-2052. doi:10.1111/jocs.15471
10. Hwang HY, Yeom SY, Choi JW, et al. Cardiac Magnetic Resonance Predictor of Ventricular Function after Surgical Coronary Revascularization. J Korean Med Sci. 2017;32(12): 2009-2015. doi:10.3346/jkms.2017.32.12.2009