ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ NHỒI MÁU NÃO Ở BỆNH NHÂN CÓ HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA

Nguyễn Anh Tuấn 1,2,, Phùng Duy Hồng Sơn 2, Nguyễn Thị Ngọc Bích 3
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Việt Đức
3 Bệnh viện Đa khoa Đống Đa

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hình ảnh cộng hưởng từ nhồi máu não ở bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa và phân tích mối liên quan giữa các thành phần trong hội chứng chuyển hóa với bệnh nhồi máu não. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang 105 bệnh nhân nhồi máu não có hội chứng chuyển hóa được điều trị tại Trung tâm Thần kinh -  Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 11/2022 đến tháng 6/2023. Kết quả: Bệnh nhân có tuổi trung bình là 66.59 ± 11.61 tuổi (từ 35 đến 104) và phần lớn từ 60 tuổi trở lên (74,3%), nam/nữ = 1,76/1. Các triệu chứng thường gặp là: liệt nửa người (93,3%), liệt VII trung ương (78,1%), rối loạn cảm giác (41%), thất ngôn (40%), rối loạn ý thức (21,9%), mức độ lâm sàng nặng theo thang điểm NIHSS ≥16 (31.4%). Trên hình ảnh cộng hưởng từ sọ não, vị trí hay gặp nhồi máu nhất theo vùng chi phối của hệ động mạch cảnh (81,9%). Tỷ lệ nhiều ổ mới chiếm tỷ lệ (57,1%) và 41% ổ tổn thương cũ. Xơ vữa hẹp động mạch trong sọ là 49,5% và xơ vữa hẹp động mạch ngoài sọ là 22,9%. Tăng đướng máu đói và số lượng thành phần HCCH là yếu tố nguy cơ độc lập của mức độ lâm sàng nặng (NIHSS ≥ 16). Kết luận: Tăng đường máu đói và sự gia tăng số lượng thành phần hội chứng chuyển hóa là yếu tố dự báo độc lập về mức độ nghiêm trọng của nhồi máu não và có nguy cơ phát triển thành nhồi máu não nặng cao hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Amir A, Hassan M, Alvi S, et al. Frequency and Characteristics of Metabolic Syndrome in Patients with Ischemic Stroke Admitted to a Tertiary Care Hospital in Karachi. Cureus. 2020;12(7):e9004. doi:10.7759/cureus.9004
2. Phan Thị Nghĩa, Hoàng Khánh (2018), “Nghiên cứu mối liên quan giữa các dấu hiệu sớm trên chụp cắt lớp vi tính sọ não với tiên lượng bệnh nhân nhồi máu não”, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 471, tháng 10/2018, tr 81 - 88.
3. Yu K, Wang YJ, Yan YL, Bai C, Gao SY, Yang HN. [A study on the relationship between metabolic syndrome and anterior cerebral infarction]. Zhonghua Nei Ke Za Zhi. 2009;48(2): 130-132.
4. Park K, Yasuda N, Toyonaga S, Tsubosaki E, Nakabayashi H, Shimizu K. Significant associations of metabolic syndrome and its components with silent lacunar infarction in middle aged subjects. J Neurol Neurosurg Psychiatry. 2008;79(6):719-721. doi: 10.1136/ jnnp.2007.134809
5. Yao T, Zhan Y, Shen J, et al. Association between fasting blood glucose and outcomes and mortality in acute ischaemic stroke patients with diabetes mellitus: a retrospective observational study in Wuhan, China. BMJ Open. 2020;10(6): e037291. doi:10.1136/bmjopen-2020-037291
6. Zhang WW, Liu CY, Wang YJ, Xu ZQ, Chen Y, Zhou HD. Metabolic syndrome increases the risk of stroke: a 5-year follow-up study in a Chinese population. J Neurol. 2009;256(9):1493-1499.doi: 10.1007/ s00415-009-5150-2
7. Li P, Quan W, Lu D, et al. Association between Metabolic Syndrome and Cognitive Impairment after Acute Ischemic Stroke: A Cross-Sectional Study in a Chinese Population. PloS One. 2016;11(12): e0167327. doi: 10.1371/ journal. pone. 0167327
8. Li S, Sun X, Zhao Y, et al. Association Between Metabolic Syndrome and Asymptomatic Cerebral Arterial Stenosis: A Cross-Sectional Study in Shandong, China. Front Neurol. 2021;12:644963. doi:10.3389/fneur.2021.644963