ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ HẠT CƠM SINH DỤC Ở PHỤ NỮ CÓ THAI BẰNG LASER CO2

Thea Saream1,, Nguyễn Hữu Sáu1,2, Vũ Huy Lượng 1,2, Đinh Hữu Nghị 1,2, Nguyễn Duy Nhâm 2, Trần Thị Thanh Tâm 2, Nguyễn Mậu Tráng 2, Cao Thị Nhung 3
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Da liễu Trung Ương
3 Bệnh viện Dệt May

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả trong điều trị hạt cơm sinh dục ở phụ nữ có thai bằng Laser CO2. Đối tượng và phương pháp: tiến cứu can thiệp, có đối chứng so sánh, mẫu thuận tiện gồm 60 sản phụ và 60 phụ nữ bị bệnh hạt cơm sinh dục đến khám và điều trị tại bệnh viện Da Liễu Trung Ương đồng ý tham gia nghiên cứu từ tháng 09/2022 đến tháng 07/2023. Điều trị hạt cơm sinh dục bằng bốc bay laser CO2. Theo dõi kết quả điều trị cho đến khi hết tổn thương. Kết quả: Ở nhóm phụ nữ có thai mắc bệnh hạt cơm sinh dục trong nhóm tuổi ≤ 29 (83,4%) và nguồn lây chủ yếu là từ bạn tình (66,7%). Đa phần sự phân bố hạt cơm sinh dục ở âm hộ (87,5%). Nhóm HPV nguy cơ thấp chiếm 22,5%, nhóm HPV nguy cơ cao chiếm 15,0%. Các type thường gặp nhiều nhất là tpye 6 (10,8%), type 16 (7,5%),  type 11 (6,7%),và type 8 (6,6%). Ngoài ra còn có các type như 40, 57, 61,71,33,39, 82. Ở phụ nữ có thai, đa số các tổn thương ở mức độ nhẹ và trung bình thì được điều trị 1 lần (Nhẹ: 64,9% Trung bình: 60,0%), chưa phải điều trị đến 4 lần. Mức độ tổn thương nặng được điều trị từ lần 2. Số bệnh nhân được điều trị khỏi theo lần lượt giảm dần là lần 1 (58,9%), lần 2 (28,6%), lần 3 (8,9%), lần 4 (3,6%). Tỷ lệ điều trị thất bại là 6,7%. Kết luận: Sự phân bố hạt cơm sinh dục ở phụ nữ có thai chủ yếu ở âm hộ (87,0%) và âm đạo (53,3%). Tỷ lệ mức độ tổn thương nặng (11,6%) dẫn đến có tỷ lệ đợt điều trị nhiều (đợt 4: 3,6%) so với nhóm phụ nữ không có thai.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Duy Hưng (2019). Hạt Cơm Sinh Dục Sinh Dục - Hậu Môn, Bệnh Học Da Liễu Tập 2, Nhà Xuất Bản Y Học, Tr 176-183.
2. Yanofsky VR, Patel RV, Goldenberg G. Genital warts: a comprehensive review. J Clin Aesthet Dermatol. 2012;5(6):25-36.
3. Gilson R, Nugent D, Werner RN, Ballesteros J, Ross J. 2019. IUSTI-Europe guideline for the management of anogenital warts. J Eur Acad Dermatol Venereol JEADV 2020;34(8):1644-1653. doi:doi:10.1111/ jdv. 16522
4. Lạc Thị Kim Ngân, Đào Hoàng Thiên Kim, Nguyễn Thị Thuỳ Trang, Huỳnh Văn Bá, Nguyễn Văn Lâm. Đặc Điểm Lâm Sàng Và Týp Human Papillomavirus Ở Bệnh Nhân Sùi Mào Gà Tại Bệnh Viện Da Liễu Thành Phố Cần Thơ Năm 2020. Accessed August 27, 2023. https://tapchi. ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/809/672
5. Hà Nguyên Phương Anh (2015). Nhiễm Human Papillomavirus trên bệnh nhân bịnhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục và tác dụng của cimetidin trong phòng tái phát bệnh sùi mào gà. Luận án Tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
6. Thông tư 35/2016/TT-BYT danh mục tỷ lệ điều kiện thanh toán dịch vụ kỹ thuật y tế người tham gia bảo hiểm mới nhất. Accessed October 2, 2023. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bao-hiem/Thong-tu-35-2016-TT-BYT-danh-muc-ty-le-dieu-kien-thanh-toan-dich-vu-ky-thuat-y-te-nguoi-tham-gia-bao-hiem-288918.aspx
7. Calkins JW, Masterson BJ, Magrina JF, Capen CV. Management of condylomata acuminata with the carbon dioxide laser. Obstet Gynecol. 1982;59(1):105-108.
8. Flores-Luna L, Bravo MM, Kasamatsu E, et al. Risk factors for gastric precancerous and cancers lesions in Latin American counties with difference gastric cancer risk. Cancer Epidemiol. 2020;64: 101630. doi: 10.1016/ j.canep.2019. 101630
9. Sugai S, Nishijima K, Enomoto T. Management of Condyloma Acuminata in Pregnancy: A Review. Sexually Transmitted Diseases. 2021;48(6):403-409. doi:10.1097 /OLQ .00000 00 000001322
10. Cohen E, Levy A, Holcberg G, Wiznitzer A, Mazor M, Sheiner E. Perinatal outcomes in condyloma acuminata pregnancies. Arch Gynecol Obstet. 2011;283(6): 1269-1273. doi: 10.1007/ s00404-010-1558-2