KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ BẸN HAI BÊN BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Trần Quốc Hòa 1,2,, Đậu Xuân Yên1, Nguyễn Ngọc Ánh 1
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bệnh lý thoát vị bẹn thì có các phương pháp phẫu thuật như: mổ mở, mổ nội soi đơn thuần, mổ nội soi kết hợp đặt lưới nhân tạo. Từ khi PTNS ra đời và ứng dụng tấm nhân tạo trong điều trị thoát vị bẹn, đã có những thay đổi trong thập kỷ qua về điều trị thoát vị bẹn. PTNS đặt tấm lưới nhân tạo đường xuyên phúc mạc TAPP (Trans-Abdominal Pre-Peritoneal) là một kỹ thuật điều trị hiệu quả, an toàn cho bệnh nhân trong điều trị TVB và phương pháp này cũng có đường cong huấn luyện ngắn nên được nhiều phẫu thuật viên lựa chọn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang 35 bệnh nhân TVB hai bên được phẫu thuật TAPP tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ 1/2018 đến 10/2023. Kết quả: Tuổi trung bình 66,5 ± 14,18 tuổi. Nam chiếm 97%. 80% có yếu tố nguy cơ như phẫu thuật vùng bụng, bệnh hô hấp mạn tính và u phì đại tiền liệt tuyến. Thời gian phẫu thuật TB 1 giờ 48 phút ± 31,8 phút. Thời gian nằm viện sau mổ trung bình 2,7 ± 1,8 ngày. Đánh giá kết quả sớm sau phẫu thuật 77,4% trường hợp tốt. Sau 1 tháng 93,1% trường hợp tốt, không có trường hợp nào tái phát. Kết luận: TAPP là một phẫu thuật an toàn, hiệu quả.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Quốc Phong. Đánh giá kết quả ứng dụng đặt tấm lưới nhân tạo theo phương pháp Lichtenstein điều trị thoát vị bẹn ở bệnh nhân từ 40 tuổi trở lên. Luận án tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Huế. 2015.
2. Yang XF, Liu JL. Anatomy essentials for laparoscopic inguinal hernia repair. Ann Transl Med. 2016;4(19):372.
3. Pohnan. R., Rozwadowski. Advantages and disadvantages of transabdominal preperitoneal approach and total extraperitoneal. Mil. Med. Sci. Lett. 2013:vol. 82(1), pp. 25-31.
4. Yang XF, Liu JL. Laparoscopic repair of inguinal hernia in adults. Ann Transl Med. 2016;4(20):402.
5. Loureiro M de P, Trauczynski P, Claus C, Carvalho G, Bonin E, Cavazzola L. Totally Extraperitoneal Endoscopic Inguinal Hernia Repair Using Mini Instruments: Pushing the Boundaries of Minimally Invasive Hernia Surgery. 2013;2(3):0-0.
6. Van Den Heuvel B, Dwars BJ. Repeated laparoscopic treatment of recurrent inguinal hernias after previous posterior repair. Surg Endosc. 2013;27(3):795-800.
7. Mancini R, Pattaro G, Spaziani E. Laparoscopic trans-abdominal pre-peritoneal (TAPP) surgery for incarcerated inguinal hernia repair. Hernia. 2019;23(2):261-266.
8. Rivas JF, Molina APRF, Carmona JM. Transabdominal preperitoneal (TAPP) inguinal hernia repair: how we do it. Annals of Laparoscopic and Endoscopic Surgery. 2021;6(0).
9. Phan Đình Tuấn Dũng. Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi ngoài phúc mạc với tấm lưới nhân tạo 2D và 3D trong điều trị thoát vị bẹn trực tiếp. Luận án tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Huế. 2017.
10. Tolver MA. Early clinical outcomes following laparoscopic inguinal hernia repair. Dan Med J. 2013;60(7):B4672.
11. Peitsch. A modified laparoscopic hernioplasty (TAPP) is the standard procedure for inguinal and femoral hernias: a retrospective 17-year analysis with 1,123 hernia repairs. Surgical Endoscopy. 2014;28(2):671-682.