ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH SIÊU ÂM TỔN THƯƠNG TẠI CHỖ Ở BỆNH NHÂN BỊ RẮN HỔ CẮN

Nguyễn Văn Mạnh 1, Lê Quang Thuận 2, Đoàn Thu Hà 3, Hà Trần Hưng 1,2,
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bạch Mai
3 Bệnh viện Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và hình ảnh siêu âm tổn thương tại chỗ ở bệnh nhân bị rắn Hổ mang cắn. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả tiến cứu, thực hiện trên 104 BN bị rắn Hổ mang cắn điều trị tại Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai từ 07/2022 đến 10/2023. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 50,9±14,1, nam nhiều hơn nữ. Vị trí bị rắn cắn chủ yếu là ngón chi. Tại chỗ: đau 100%, móc độc 71,2%, phỏng nước 50%, hoại tử da 90,4% và hội chứng khoang 12,5%. POCUS: tụ dịch 36,5%, phù nề bao gân 83,7%, phù nề SCE 100% (gấp 2,5 lần bên lành), phù nề cơ 35,5% (gấp 1,07 lần bên lành), dị vật vết cắn 1%. Phù nề chi chủ yếu là phù nề SCE, sự đóng góp của phù nề cơ là rất nhỏ. Có tương quan thuận giữa lan xa SCE và lan xa (p < 0,001 và r = 0,973). SCE xuất hiện trước khi biểu hiện trên da. Chênh lệch giá trị 2 phép đo gợi ý tổn thương đang tiến triển. Kết luận: POCUS cung cấp các thông tin đầy đủ hơn về tổn thương tại chỗ ở bệnh nhân bị rắn Hổ mang cắn

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Asia RO for SE, Organization WH. Guidelines for the Management of Snakebites. 2nd Edition. WHO Regional Office for South-East Asia; 2016. https://apps.who.int/iris/handle/10665/249547
2. Vũ Văn Đính, Nguyễn Quốc Anh. Hồi sức cấp cứu toàn tập. Tái bản lần thứ 7. Nhà Xuất bản Y học - Bộ Y tế; 2019.
3. Wood D, Sartorius B, Hift R. Ultrasound findings in 42 patients with cytotoxic tissue damage following bites by South African snakes. Emerg Med J. 2016;33(7):477-481. doi:10.1136/ emermed-2015-205279
4. Lê Xuân Quý. Đặc điểm lâm sàng, vi khuẩn học của tổn thương tại chỗ và mô mềm do rắn hổ mang cắn. Đại học Y Hà Nội; 2018.
5. Faiz MA, Ahsan MF, Ghose A, et al. Bites by the Monocled Cobra, Naja kaouthia, in Chittagong Division, Bangladesh: Epidemiology, Clinical Features of Envenoming and Management of 70 Identified Cases. Am J Trop Med Hyg. 2017;96(4):876-884. doi:10.4269/ajtmh.16-0842
6. Phạm Thị Việt Dung. Đặc điểm lâm sàng tổn thương tại chỗ do rắn hổ mang cắn. Tạp chí Y học Việt Nam. Published online 2022:12.
7. Wang W, Chen QF, Yin RX, et al. Clinical features and treatment experience: a review of 292 Chinese cobra snakebites. Environ Toxicol Pharmacol. 2014;37(2): 648-655. doi: 10.1016/ j.etap.2013.12.018
8. Nguyễn Đức Phúc NVT. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân bị rắn hổ mang cắn tại bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An. Tạp chí Y học Việt Nam.:166-169.
9. Liu CC, Chou YS, Chen CY, et al. Pathogenesis of local necrosis induced by Naja atra venom: Assessment of the neutralization ability of Taiwanese freeze-dried neurotoxic antivenom in animal models. PLoS Negl Trop Dis. 2020;14(2): e0008054. doi:10.1371/journal.pntd.0008054
10. Kularatne S a. M, Budagoda BDSS, Gawarammana IB, Kularatne WKS. Epidemiology, clinical profile and management issues of cobra (Naja naja) bites in Sri Lanka: first authenticated case series. Trans R Soc Trop Med Hyg. 2009; 103(9): 924-930. doi: 10.1016/ j.trstmh. 2009. 04.002