KHẢO SÁT GIÁ TRỊ CỦA TỔN THƯƠNG XƯƠNG THÀNH XOANG TRÊN CẮT LỚP VI TÍNH TRONG CHẨN ĐOÁN VIÊM XOANG DO NẤM

Hoàng Đình Âu1,, Hoàng Thị Quyên 2
1 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục đích: Nghiên cứu nhằm khảo sát giá trị của tổn thương xương thành xoang trên cắt lớp vi tính (CLVT) trong chẩn đoán viêm xoang do nấm (VXDN). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả trên 70 bệnh nhân viêm mũi xoang đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong thời gian từ tháng 01 năm 2022 đến tháng 07 năm 2023. Các bệnh nhân này đều được chụp cắt lớp vi tính xoang, sau đó được phẫu thuật nội soi xoang và được chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm nấm sau mổ. Kết quả: Tuổi trung bình là 53±11,8, tuổi thấp nhất là 30 tuổi, cao nhất là 78 tuổi. VXDN được chẩn đoán trên 60/70 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 86% trong đó có 46/60 bệnh nhân là u nấm xoang, chiếm 76,7%, số còn lại là VXDN xâm nhập mạn tính. Trên CLVT, có 58/60 bệnh nhân dày xương thành xoang ở nhóm VXDN, chiếm tỷ lệ 96,7% và 7/10 bệnh nhân ở nhóm VXKDN, chiếm 70%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,02. Về tiêu xương thành xoang, có 4/60 bệnh nhân VXDN chiếm 6,7% nhưng không gặp ở nhóm VXKDN, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Trong nhóm VXDN, tổn thương dày xương thành xoang gặp ở 44/46 bệnh nhân u nấm xoang, chiếm 95.7% và gặp ở 14/14 bệnh nhân VXDN xâm nhập mạn tính, chiếm 100%. Tuy nhiên, tổn thương tiêu xương thành xoang chỉ gặp ở 3/46 bệnh nhân u nấm xoang (chiếm 6,5%) và 1/14 bệnh nhân VXDN xâm nhập mạn tính (chiếm 7,1%). Đối chiếu với xét nghiệm nấm sau phẫu thuật, độ nhạy, độ đặc hiệu, độ chính xác, giá trị dự báo dương tính, giá trị dự báo âm tính của dấu hiệu dày xương thành xoang trong chẩn đoán viêm xoang do nấm lần lượt là: Sn=96,7%; Sp=30%; ACC=87,1%, PPV=89,2%, NPV=60%. Độ nhạy và độ đặc hiệu của dấu hiệu tiêu xương thành xoang do viêm xoang do nấm là 100%. Kết luận: tổn thương xương thành xoang hay gặp hơn ở VXDN so với VXKDN. Dấu hiệu này trên CLVT có giá trị cao đối với chẩn đoán viêm xoang do nấm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bongomin F, Gago S, Oladele RO, Denning DW. Global and Multi-National Prevalence of Fungal Diseases-Estimate Precision. J Fungi Basel Switz. 2017;3(4): E57.
2. Hsiao CH, Li SY, Wang JL, Liu CM. Clinicopathologic and immunohistochemical characteristics of fungal sinusitis. J Formos Med Assoc Taiwan Yi Zhi. 2005;104(8):549-556.
3. deShazo RD, O’Brien M, Chapin K, Soto-Aguilar M, Gardner L, Swain R. A new classification and diagnostic criteria for invasive fungal sinusitis. Arch Otolaryngol Head Neck Surg. 1997;123(11):1181-1188.
4. Aribandi M, McCoy VA, Bazan C. Imaging features of invasive and noninvasive fungal sinusitis: a review. Radiogr Rev Publ Radiol Soc N Am Inc. 2007;27(5):1283-1296.
5. Lê Trung Nguyên. Nghiên Cứu Tình Hình Viêm Xoang Do Nấm Tại BV TMH TP. Hồ Chí Minh Từ Năm 2020-2021. Luận văn thạc sỹ y học. Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh; 2021.
6. Mai Quang Hoàn. Khảo Sát Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng và Điều Trị Viêm Xoang Do Nấm Tại Bệnh Viện Chợ Rẫy. Luận văn thạc sỹ y học. Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh; 2018.
7. Trần Nam Khang. Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Viêm Xoang Do Nấm Bằng Phương Pháp Phẫu Thuật Nội Soi Tại Bệnh Viện TMH TP. Hồ Chí Minh. Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh; 2018.
8. Jiang RS, Huang WC, Liang KL. Characteristics of Sinus Fungus Ball: A Unique Form of Rhinosinusitis. Clin Med Insights Ear Nose Throat. 2018;11:1179550618792254.
9. Dufour X, Kauffmann-Lacroix C, Ferrie JC, Goujon JM, Rodier MH, Klossek JM. Paranasal sinus fungus ball: epidemiology, clinical features and diagnosis. A retrospective analysis of 173 cases from a single medical center in France, 1989–2002. Med Mycol. 2006;44(1):61-67.