ĐÁNH GIÁ MỐI LIÊN QUAN CỦA CHỈ SỐ SỐC VỚI MỨC ĐỘ NẶNG Ở BỆNH NHÂN ĐA CHẤN THƯƠNG

Nguyễn Thị Lan Anh 1,, Trịnh Văn Đồng 1, Nguyễn Thị Thúy Ngân 2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá mối liên quan giữa chỉ số sốc (shock index: SI) và các chỉ số đánh giá mức độ nặng chấn thương khác: RTS, ISS, lactat, BE (base excess: kiềm dư) ở bệnh nhân (BN) đa chấn thương (ĐCT). Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: 82 bệnh nhân đa chấn thương (ko có chấn thương sọ não và chấn thương tủy sống) vào viện được phẫu thuật cấp cứu trong vòng 24 giờ đầu sau chấn thương. Tính giá trị trung bình, mối tương quan giữa SI tại thời điểm vào phòng mổ cấp cứu với RTS, ISS, lactat và BE máu. Kết quả: Chỉ số sốc tương quan nghịch, chặt chẽ với điểm RTS (r = -0,54, p< 0,05), tương quan đồng biến mức độ trung bình với điểm ISS thời điểm vào phòng mổ (r= 0,37, p < 0,05). Chỉ số sốc tương quan thuận với chỉ số lactat máu, mức độ chặt (r= 0,68, p< 0,05), tương quan nghịch mức độ chặt với chỉ số BE máu (r= -0,63, p< 0,05). Giá trị SI trung bình trên bệnh nhân có ISS 25-40 là 1,03 ± 0,28; RTS ≤ 9 là 1,77±0,54; lactat > 2mmol/l là 1,20±0,36; BE ≤ -6 là 1,37 ± 0,4. Kết luận: Chỉ số sốc tương quan thuận với chỉ số ISS và lactat máu, tương quan nghịch với chỉ số RTS và BE máu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Hữu Tú. Nghiên cứu phương pháp Triss sửa đổi trong tiên lượng và đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân chấn thương phải mổ 2003 — LUẬN ÁN TIẾN SĨ - Cơ sở dữ liệu toàn văn. Accessed October 8, 2023. http://luanan.nlv.gov.vn/ luanan?a=d&d=TTbFqWrDFHnu2003.1.28
2. Vũ Thị Kiều Ngân. Đánh giá sự thay đổi và giá trị tiên lượng của lactat máu ở bệnh nhân chấn thương nặng.
3. Phạm Thái Dũng. Nghiên cứu mối tương quan giữa nồng độ lactat, độ bão hòa oxy máu tĩnh mạch trung tâm với chỉ số sốc và tỉ lệ PaO2/ FiO2 ở bệnh nhân đa chấn thương. Accessed September 24, 2023. http://thuvien.hmu.edu.vn/ pages/cms/FullBookReader.aspx?Url=/pages/cms/TempDir/books/202
4. Pfeifer R, Teuben M, Andruszkow H, Barkatali BM, Pape HC. Mortality Patterns in Patients with Multiple Trauma: A Systematic Review of Autopsy Studies. PloS One. 2016;11(2): e0148844. doi:10.1371/journal.pone.0148844
5. Birkhahn RH, Gaeta TJ, Terry D, Bove JJ, Tloczkowski J. Shock index in diagnosing early acute hypovolemia. Am J Emerg Med. 2005;23(3): 323-326. doi: 10.1016/ j.ajem.2005. 02.029
6. King RW, Plewa MC, Buderer NM, Knotts FB. Shock index as a marker for significant injury in trauma patients. Acad Emerg Med Off J Soc Acad Emerg Med. 1996;3(11): 1041-1045. doi:10.1111/ j.1553-2712.1996.tb03351.x
7. Rixen D, Raum M, Bouillon B, Lefering R, Neugebauer E, Unfallchirurgie the A “Polytrauma of the DG für. Base deficit development and its prognostic significance in posttrauma critical illness: an analysis by the trauma registry of the deutsche gesellschaft für unfallchirurgiE. Shock. 2001;15(2):83.
8. Cannon CM, Braxton CC, Kling-Smith M, Mahnken JD, Carlton E, Moncure M. Utility of the shock index in predicting mortality in traumatically injured patients. J Trauma. 2009; 67(6): 1426-1430. doi: 10.1097/ TA.0b013e3181bbf728