KHẢO SÁT HÌNH THÁI XƯƠNG SÊN NGƯỜI VIỆT NAM

Phan Tiến Bảo Anh 1,, Lê Ngọc Quyên 1, Trần Gia Hân 2
1 Đại học Y Dược TP.HCM
2 Trường Phổ thông Năng khiếu, Đại học Quốc gia TP.HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Được thực hiện những năm 1970, thay khớp cổ chân hiện nay được xem niềm hy vọng trong việc cải thiện tình trạng đau và tầm vận động khớp cổ chân bị tổn thương nặng. Tuy nhiên, biến chứng sau mổ còn cao với tỷ lệ mổ lại dao động từ 5 đến 20%. Một trong những biện pháp giúp giảm các biến chứng là tăng tính tương thích giải phẫu xương sên trong thiết kế khớp nhân tạo. Điều này đòi hỏi cần phải hiểu rõ các đặc điểm hình thái của xương sên. Mục tiêu: Xác định đặc điểm hình thái kích thước xương sên trên phim chụp cắt lớp vi tính. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca. Khảo sát 100 xương sên từ phim chụp cắt lớp vi tính 2 chân của 50 người Việt Nam trên 18 tuổi tại Khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM. Dựng hình xương sên trong mặt phẳng 3 chiều bằng Mimics Software System 21.0 và thực hiện đo 8 chỉ số xương sên. Dùng kiểm định t để so sánh biến định lượng phân phối chuẩn, Mann-Whitney khi phân phối không chuẩn qua phần mềm thống kê STATA 14.0. Kết quả: Nghiên cứu có tuổi trung bình là 55,12 tuổi, tỉ lệ nam:nữ là 1:1. Các biến số có phân phối chuẩn. Chỉ số trung bình các kích thước xương sên gồm:  chiều dài diện khớp mắt cá trong (LMMAS) là 32,81 mm; chiều rộng diện khớp mắt cá trong (BMMAS) là 10,62 mm; chiều dài diện khớp mắt cá ngoài (LLMAS) là 30,63 mm, chiều rộng diện khớp mắt cá ngoài (BLMAS) là 9,45 mm; chiều rộng phía trước của ròng rọc xương sên (ABT) là 27,22 mm; chiều rộng ở giữa của ròng rọc xương sên (MBT) là 22,39 mm; chiều rộng phía sau của ròng rọc xương sên (PBT) là 16,79 mm và góc nghiêng ròng rọc xương sên (TaIa) có giá trị trung bình là 14,17o. Kết luận: Các dữ liệu này có thể hữu ích trong việc triển khai lựa chọn các thiết kế khớp nhân tạo phù hợp với dân số Việt Nam, lên kế hoạch trước mổ và ứng dụng trong phẫu thuật vùng cổ chân có liên quan đến xương sên. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Han Q, Liu Y, Chang F, Chen B, Zhong L, Wang J. Measurement of talar morphology in northeast Chinese population based on three-dimensional computed tomography. Medicine. 2019;98(37)
2. Angthong C, Rajbhandari P, Veljkovic A, Piyaphanee A, Stufkens SAS, Wibowo R. Morphometric geometric differences between right and left human tali: A cadaveric study of fluctuating asymmetry via systematic measurement and three-dimensional scanning. PloS one. 2020;15(4):e0232012.
3. Zhang Y, Chen Z, Zhao D, Yu J, Ma X, Jin Z. Anatomic ankle implant can provide better tibiotalar joint kinematics and loading. Medical Engineering & Physics. 2022/05/01/ 2022;103: 103789.doi:https://doi.org/10.1016/j.medengphy.2022.103789
4. Sugimoto K, Takakura Y, Tohno Y, Kumai T, Kawate K, Kadono K. Cartilage thickness of the talar dome. Arthroscopy: the journal of arthroscopic & related surgery: official publication of the Arthroscopy Association of North America and the International Arthroscopy Association. Apr 2005;21(4):401-4.
5. Trovato A, El-Rich M, Adeeb S, Dhillon S, Jomha N. Geometric analysis of the talus and development of a generic talar prosthetic. Foot and Ankle Surgery. 2017/06/01/ 2017;23(2):89-94.