ĐẶC ĐIỂM DỊ ỨNG VÀ KẾT QUẢ NHẬN DẠNG THUỐC CHỐNG LAO HÀNG 1 GÂY DỊ ỨNG TRÊN DA BẰNG TEST KÍCH THÍCH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Tổng quan: Cần phát hiện sớm các triệu chứng của dị ứng và có biện pháp xử lý kịp thời để tối ưu hóa việc điều trị thuốc chống lao. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dị ứng và kết quả nhận dạng thuốc chống lao hàng 1 gây dị ứng trên da bằng test kích thích tại bệnh viện Phổi Trung Ương. Phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang 86 bệnh nhân lao phổi có chẩn đoán dị ứng thuốc lao, nhập viện tại khoa Lao hô hấp bệnh viện Phổi Trung ương từ tháng 8/2018 đến tháng 6/2019. Loại trừ bệnh nhân sốc phản vệ, dị ứng nặng, hội chứng SJS, Lyell, DRESS; có tình trạng co thắt đường thở không kiểm soát (FEV1<70%). Kết quả: 48 bệnh nhân (55,8%) biểu hiện mày đay, ban chấm; 85 bệnh nhân (98,8%) biểu hiện ngứa. Tổn thương da: 55% mức độ 2, 39% mức độ 3 và 6% mức độ 4. Điều trị trước khi test kích thích: số ngày điều trị trung bình 4,3 ngày (1-16 ngày), 33,7% số trường hợp phải sử dụng cả thuốc kháng histamin và corticoid. Có 81 bệnh nhân được test kích thích với tổng số 346 lần test, trong đó có 80 lần test kích thích cho kết quả dương tính. Thuốc có tỉ lệ dị ứng từ cao đến thấp lần lượt RIF, PZA, EMB, INH. Có 54 bệnh nhân dị ứng với chỉ 1 loại thuốc, 13 bệnh nhân dị ứng với 2 loại thuốc, không có trường hợp nào dị ứng với từ 3 thuốc trở lên. Đa số bệnh nhân test kích thích dương tính vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3. Kết luận: Phác đồ điều trị bệnh lao gồm nhiều thuốc phối hợp do đó khi xảy ra phản ứng dị ứng rất khó khăn trong chẩn đoán thuốc gây ra phản ứng. Tuy nhiên khi thực hiện test kích thích, lần lượt từng thuốc được tiến hành do đó có thể xác định nguyên nhân gây dị ứng một cách chính xác
Chi tiết bài viết
Từ khóa
dị ứng thuốc lao, ADR, test kích thích
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Văn Đoàn (2005). Nghiên cứu dị ứng thuốc chống lao trên bệnh nhân lao điều trị nội trú tại viện lao và bệnh phổi trung ương. Tạp chí nghiên cứu y học, 4, 52–57
3. Nguyễn Viết Nhung và Nguyễn Trọng Thông (2016). Phát hiện, đánh giá, xử trí tác dụng không mong muốn của thuốc chống lao. Cẩm nang hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị lao. nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội.
4. Bộ Y tế (2018). Quyết định về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao
5. Gholami K., Kamali E., Hajiabdolbaghi M. và cộng sự. (2006). Evaluation of anti-tuberculosis induced adverse reactions in hospitalized patients. Pharm Pract (Granada), 4(3), 134–138
6. Siripassorn K., Ruxrungtham K., và Manosuthi W. (2018). Successful drug desensitization in patients with delayed-type allergic reactions to anti-tuberculosis drugs. Int J Infect Dis, 68, 61–68