ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN NGỘ ĐỘC CẤP PARACETAMOL LIỀU RẤT CAO

Nguyễn Thị Hoa 1,2, Đoàn Thu Hà 3, Hà Trần Hưng 2,4,
1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Trường Đại học Y Hà Nội
4 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ngộ độc cấp paracetamol liều rất cao. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả trên 36 bệnh nhân được chẩn đoán ngộ độc cấp paracetamol liều rất cao tại Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai từ 1/2021 đến 7/2023. Kết quả: Tuổi trung bình là 27 ± 12,4, phần lớn là nữ (61,1%). Lượng uống vào trung bình là 584mg/kg. Ngộ độc paracetamol liều rất cao thường khởi phát triệu chứng sớm (trung vị 2 giờ). Nhóm có tổn thương gan cấp vào viện muộn hơn và liều uống cao hơn so với nhóm không tổn thương. Mức độ ngộ độc chủ yếu là trung bình và nặng. Triệu chứng thường gặp là buồn nôn, nôn (83,3%). Tại thời điểm nhập viện 24 bệnh nhân có triệu chứng thở nhanh (66,7%), 19 bệnh nhân có mạch nhanh (52,8%), 9 bệnh nhân rối loạn ý thức (25%), 1 bệnh nhân có tụt huyết áp (2,8%). Cận lâm sàng: Tổn thương gan cấp gặp ở 16 bệnh nhân (44,4%); nhiễm độc gan ở 4 bệnh nhân (11,1%); 5,6% tiến triển suy gan cấp cần được thay huyết tương. Các triệu chứng rối loạn ty thể rất thường gặp: toan chuyển hóa 83,3%, rối loạn ý thức 25%. Hạ kali gặp ở 69,4%, rối loạn đông máu gặp ở 50% các trường hợp. Kết luận: Ngộ độc paracetamol liều rất cao các triệu chứng khởi phát sớm và tổn thương nặng. Triệu chứng rối loạn chức năng ty thể (rối loạn ý thức, toan chuyển hóa, tăng lactat) khá thường gặp. Tỷ lệ tổn thương gan và mức độ của ngộ độc nặng hơn rõ rệt so với ngộ độc paracetamol thông thường.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Chiew AL, Isbister GK, Kirby KA, Page CB, Chan BSH, Buckley NA. Massive paracetamol overdose: an observational study of the effect of activated charcoal and increased acetylcysteine dose (ATOM-2). Clin Toxicol. 2017;55(10):1055-1065. doi:10.1080/15563650.2017.1334915
2. Marks DJB, Dargan PI, Archer JRH, et al. Outcomes from massive paracetamol overdose: a retrospective observational study. Br J Clin Pharmacol. 2017;83(6): 1263-1272. doi:10.1111/ bcp.13214
3. Chiew AL, Reith D, Pomerleau A, et al. Updated guidelines for the management of paracetamol poisoning in Australia and New Zealand. Med J Aust. 2020;212(4):175-183. doi:10.5694/mja2.50428
4. Hou YC, Lin JL, Huang WH, et al. Outcomes of patients with acetaminophen-associated toxic hepatitis at a Far East poison center. Springerplus. 2013; 2:674. doi:10.1186/2193-1801-2-674
5. Downs JW, Cumpston KL, Kershner EK, Troendle MM, Rose SR, Wills BK. Clinical outcome of massive acetaminophen overdose treated with standard-dose N-acetylcysteine. Clin Toxicol (Phila). 2021; 59(10):932-936. doi:10. 1080/ 15563650.2021.1887493
6. Bacle A, Pronier C, Gilardi H, Polard E, Potin S, Scailteux LM. Hepatotoxicity risk factors and acetaminophen dose adjustment, do prescribers give this issue adequate consideration? A French university hospital study. Eur J Clin Pharmacol. 2019;75(8):1143-1151. doi:10.1007/s00228-019-02674-5
7. Cairney DG, Beckwith HKS, Al-Hourani K, Eddleston M, Bateman DN, Dear JW. Plasma paracetamol concentration at hospital presentation has a dose-dependent relationship with liver injury despite prompt treatment with intravenous acetylcysteine. Clin Toxicol (Phila). 2016;54(5): 405-410. doi: 10.3109/ 15563650. 2016.1159309
8. Phạm Thị Minh. Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng và Điều Trị Ngộ Độc Cấp Paracetamol. Luận văn bác sĩ chuyên khoa cấp II. Trường Đại học Y Hà Nội; 2005
9. Shah AD, Wood DM, Dargan PI. Understanding lactic acidosis in paracetamol (acetaminophen) poisoning. Br J Clin Pharmacol. 2011;71(1):20-28. doi:10.1111/j.1365-2125.2010. 03765.x