MỐI LIÊN QUAN GIỮA KẾT QUẢ NỘI SOI TĂNG CƯỜNG HÌNH ẢNH VÀ KẾT QUẢ MÔ BỆNH HỌC CỦA TỔN THƯƠNG LOẠN SẢN VÀ UNG THƯ THỰC QUẢN TẾ BÀO VẢY GIAI ĐOẠN SỚM

Thái Doãn Kỳ 1, Đào Việt Hằng 2, Nguyễn Thanh Nam 3, Đinh Thị Ngà1, Phạm Minh Ngọc Quang 1, Trương Văn Phong 2,
1 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đối chiếu kết quả nội soi tăng cường hình ảnh với kết quả mô bệnh học trên tổn thương loạn sản và ung thư thực quản tế bào vảy giai đoạn sớm. Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang, hình ảnh nội soi nhuộm màu phóng đại (M-NBI, M-BLI) được chia thành 4 type dựa trên hình thái vòng nhú mao mạch trong biểu mô (IPCL), bệnh nhân được thực hiện cắt bỏ niêm mạc qua nội soi hoặc cắt tách dưới niêm mạc qua nội soi, lấy bệnh phẩm làm giải phẫu bệnh qua đó đối chiếu đặc điểm hình ảnh nội soi với kết quả mô bệnh học, đánh giá giá trị của nội soi nhuộm màu phóng đại trong chẩn đoán độ sâu xâm lấn của ung thư thực quản tế bào vảy. Kết quả: 52 tổn thương ở 45 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu từ ngày 01/07/2022 đến ngày 30/09/2023, trong đó có 28 tổn thương ung thư thực quản tế bào vảy chiếm 53,8%, 20 tổn thương loạn sản vảy độ cao chiếm 38,5% và 4 tổn thương loạn sản vảy độ thấp chiếm 7,7%. Trong nhóm tổn thương ung thư thực quản tế bào vảy có 15 tổn thương type B1 trên nội soi nhuộm màu phóng đại chiếm 53,6% và 13 tổn thương type B2 chiếm 46,4%. Độ chính xác của type B1 trong chẩn đoán độ sâu xâm lấn của ung thư thực quản tế bào vảy là 85,7%, độ nhạy là  82,4%, độ đặc hiệu là 90,9%, giá trị dự báo dương tính là 93,3%, giá trị dự báo âm tính là 76,9%. Độ chính xác của type B2 là 82,1%, độ nhạy là 90%, độ đặc hiệu là 77,8%, giá trị dự báo dương tính là 69,2%, giá trị dự báo âm tính là 93,3%. Kết luận: Nội soi nhuộm màu phóng đại có giá trị cao trong chẩn đoán độ sâu xâm lấn của ung thư thực quản tế bào vảy.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sung H, Ferlay J, Siegel RL, et al (2021). Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries. CA Cancer J Clin. 71(3):209-249.
2. Codipilly D, Qin Y, Dawsey SM, et al (2018). Screening for Esophageal Squamous Cell Carcinoma: Recent Advances. Gastrointest Endosc. 88(3):413-426.
3. Phạm Bình Nguyên (2017). Nghiên Cứu Giá Trị Của Nội Soi Phóng Đại, Nhuộm Màu Trong Chẩn Đoán Polyp Đại Trực Tràng. Luận án Tiến sỹ y học.
4. Japan Esophageal Society (2017). Japanese Classification of Esophageal Cancer, 11th Edition: part I.
5. WHO. Classification of Tumors. Digestive System Tumours (2019), 5th Edition.
6. Park HC, Kim DH, Gong EJ, et al (2016). Ten-year experience of esophageal endoscopic submucosal dissection of superficial esophageal neoplasms in a single center. Korean J Intern Med. 31(6):1064-1072.
7. Oyama T, Inoue H, Arima M, et al (2017). Prediction of the invasion depth of superficial squamous cell carcinoma based on microvessel morphology: magnifying endoscopic classification of the Japan Esophageal Society. Esophagus. 14(2):105-112.
8. Kim SJ, Kim GH, Lee MW, et al (2017). New magnifying endoscopic classification for superficial esophageal squamous cell carcinoma. World J Gastroenterol. 23(24):4416-4421.