KHẢO SÁT HÌNH THÁI XƯƠNG BÁNH CHÈ NGƯỜI VIỆT NAM

Phạm Quốc Quan Sang 1,, Lê Ngọc Quyên 1, Trần Gia Hân 2
1 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
2 Trường Phổ thông Năng khiếu, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Thay khớp gối là phẫu thuật phổ biến nhưng trong đó việc thay mới mặt khớp bánh chè là thách thức đối với các phẫu thuật viên. Việc thay mới mặt khớp bánh chè làm giảm tỷ lệ phẫu thuật lại, đau phía trước gối sau phẫu thuật và tăng mức độ hài lòng của bệnh nhân. Tuy nhiên, có thể gặp các biến chứng như: trật khớp chè đùi, tăng mài mòn và lỏng dụng cụ, gãy bánh chè, hoại tử vô mạch. Để khắc phục các biến chứng này cần phải hiểu rõ các đặc điểm giải phẫu của xương bánh chè. Mục tiêu: Xác định đặc điểm hình thái của xương bánh chè trên phim chụp cắt lớp vi tính. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca. Khảo sát 100 xương bánh chè từ phim chụp cắt lớp vi tính 2 chân của 50 người Việt Nam trên 18 tuổi tại Khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM. Dựng hình xương bánh chè trong mặt phẳng 3 chiều bằng Mimics Software System 21.0, thực hiện đo 7 chỉ số xương bánh chè. Dùng kiểm định t để so sánh biến định lượng phân phối chuẩn, Mann-Whitney khi phân phối không chuẩn qua phần mềm thống kê STATA 14.0. Kết quả: Nghiên cứu có tuổi trung bình là  51.2, tỉ lệ nam:nữ là 1:1. Chiều cao và chiều rộng xương bánh chè trung bình lần lượt là là 40,13 mm và 43,07 mm. Độ dày phần cắt xương bánh chè trung bình là 9,88 mm. Độ dày phần còn lại xương bánh chè trung bình là 11,39 mm. Chiều cao và chiều rộng mặt cắt xương bánh chè trung bình lần lượt là 34,89 mm và 41,24 mm. Vị trí tương quan của điểm trung tâm của gờ bánh chè so với điểm trung tâm của mặt cắt bánh chè: 98% trên – trong, 2% trên – ngoài. Kết luận: Các dữ liệu từ nghiên cứu này có thể hữu ích trong việc lên kế hoạch trước mổ và ứng dụng trong xác định vị trí đặt bánh chè nhân tạo khi phẫu thuật thay khớp gối toàn phần. Đồng thời, kết quả của nghiên cứu là nền tảng để tiến hành các thiết kế của dụng cụ bánh chè nhân tạo phù hợp cho người Việt Nam.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Johnson TC, Tatman PJ, Mehle S, Gioe TJ. Revision surgery for patellofemoral problems: should we always resurface? Clinical orthopaedics and related research. Jan 2012;470(1):211-9.
2. Hofmann AA, Tkach TK, Evanich CJ, Camargo MP, Zhang Y. Patellar component medialization in total knee arthroplasty. The Journal of arthroplasty. Feb 1997;12(2):155-60.
3. Assi C, Kheir N, Samaha C, Deeb M, Yammine K. Optimizing patellar positioning during total knee arthroplasty: an anatomical and clinical study. International orthopaedics. Dec 2017;41(12):2509-2515.
4. Huang AB, Luo X, Song CH, Zhang JY, Yang YQ, Yu JK. Comprehensive assessment of patellar morphology using computed tomography-based three-dimensional computer models. The Knee. Dec 2015;22(6):475-80.
5. Yoo JH, Yi SR, Kim JH. The geometry of patella and patellar tendon measured on knee MRI. Surgical and radiologic anatomy: SRA. Dec 2007;29(8):623-8.
6. Mei X, Ding H, Meng J, Zhao J. Anthropometric measurements of patellar ridge using computed tomography-based three-dimensional computer models. Journal of orthopaedic surgery and research. Jul 6 2021;16(1):436.
7. Kim TK, Chung BJ, Kang YG, Chang CB, Seong SC. Clinical implications of anthropometric patellar dimensions for TKA in Asians. Clinical orthopaedics and related research. Apr 2009;467(4):1007-14.