KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI NỒNG ĐỘ HCV CORE ANTIGEN (HCVCAG) TRONG QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ THUỐC DAAS Ở NGƯỜI BỆNH VIÊM GAN VI RÚT C

Dương Thị Hường 1,, Bùi Vũ Huy 1, Nguyễn Văn Dũng 2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát sự thay đổi về động học của HCVcAg trong quá trình điều trị DAAs ở người bệnh viêm gan vi rút C. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả và sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện trên 36 người bệnh ≥16 tuổi chẩn đoán viêm gan vi rút C điều trị DAAs được theo dõi tại trung tâm Bệnh Nhiệt Đới – Bệnh viện Bạch Mai. Các xét nghiệm HCVcAg, HCV RNA và các xét nghiệm sinh hóa huyết học khác được đánh giá tại các thời điểm: trước điều trị, 4 tuần điều trị, 12 tuần điều trị và sau 3-6 tháng khi hoàn thành điều trị. Kết quả và kết luận: Nồng độ HCVcAg trung bình của các đối tượng tham gia nghiên cứu 5260,54 ± 4421.98 fmol/L. Nồng độ HCVcAg giảm nhanh trong quá trình điều trị DAAs, tại thời điểm 4 tuần điều trị 30/33 trường hợp không phát hiện HCVcAg, tại 12 tuần và sau kết thúc điều trị không trường hợp nào phát hiện HCVcAg. Thay đổi nồng độ HCVcAg không có sự khác biệt giữa nhóm điều trị SOF/VEL và nhóm các thuốc DAAs khác

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Stasi C, Silvestri C, Voller F. Update on Hepatitis C Epidemiology: Unaware and Untreated Infected Population Could Be the Key to Elimination. SN Comprehensive Clinical Medicine. 2020; 2(12):2808-2815. doi:10.1007/s42399-020-00588-3
2. Guidelines on hepatitis B and C testing. World Health Organization; 2017.
3. Łucejko M, Flisiak R. Quantitative Measurement of HCV Core Antigen for Management of Interferon-Free Therapy in HCV-Infected Patients. Antiviral Therapy. 2018;23(2):149-156. doi:10.3851/imp3190
4. Nhàn LTT, Lợi TV, Duy LTT, Đạt NQ, Hà NM. Giá trị của xét nghiệm HCV core antigen trong sàng lọc vi rút viêm gan C. Tạp chí Y học Việt Nam. 07/31 2022;516(2) doi:10. 51298/vmj. v516i2.3088
5. Quyết định số 5314/QĐ-BYT Quyết định về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm gan vi rút C (Bộ Y Tế) (2021).
6. Ko P-H, Tseng C-W, Tseng K-C, Chen Y-C, Hsu C-S. The utility of HCV core antigen for evaluation of viremia at 48 weeks posttreatment with direct-acting antivirals. Advances in Digestive Medicine. 2023;10(2): 80-86. doi:https://doi.org/ 10.1002/aid2.13316
7. Khudyakov YE, Ponnuvel S, Prakash A, et al. Longitudinal assessment of HCV core antigen kinetics to monitor therapeutic response in the age of DAAs. PloS one. 2023;18(2):e0282013. doi:10.1371/journal.pone.0282013
8. Nevine I. Musaa ES, Ramy S. Ghaita, Heba Alyb, Dalia H. Abdelhamid. Can hepatitis C virus core antigen replace quantitative RNA in the assessment of a sustained virologic response? The Egyptian Journal of Internal Medicine. 2020;ol. 31 No. 4doi:10.4103/ejim.ejim_88_19
9. Feng B, Yang R-F, Xie Q, et al. Hepatitis C virus core antigen, an earlier and stronger predictor on sustained virological response in patients with genotype 1 HCV infection. BMC Gastroenterology. 2014/03/13 2014;14(1):47. doi:10.1186/1471-230X-14-47
10. Nguyen THT, Guedj J, Uprichard SL, Kohli A, Kottilil S, Perelson AS. The paradox of highly effective sofosbuvir-based combination therapy despite slow viral decline: can we still rely on viral kinetics? Scientific Reports. 2017/08/31 2017;7(1): 10233. doi: 10.1038/ s41598-017-09776-z