THỰC TRẠNG SUY TĨNH MẠCH MẠN TÍNH CHI DƯỚI Ở NHÂN VIÊN BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƯƠNG

Nguyễn Thùy Liên 1,, Bùi Văn Dũng 1, Nguyễn Trung Anh 1,2
1 Bệnh viện Lão khoa Trung ương
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới (STMMTCD), và một số yếu tố liên quan ở cán bộ nhân viên Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 451 cán bộ nhân viên bệnh viện Lão khoa TW được khám lâm sàng và siêu âm doppler tĩnh mạch (TM) chi dưới. Kết quả: Tuổi trung bình là 35.89 ± 8.1; Tỉ lệ nữ/nam là 2/1; 63,6% có biểu hiện ít nhất 1 triệu chứng cơ năng của bệnh lý STMMTCD; trong đó 2 triệu chứng tức nặng chân và chuột rút xuất hiện nhiều nhất với tỉ lệ lần lượt là 36,1% và 30,6%. Phân loại lâm sàng CEAP: C0 = 30,6%, C1-6 = 69,4%. Đánh giá trên siêu âm doppler mạch:  48,1% có dòng trào ngược bệnh lý. Sự khác biệt về tỉ lệ STMMTCD có ý nghĩa thống kê ở một số yếu tố nguy cơ: Tuổi (tỉ lệ độ C1-6 ở nhóm độ tuổi ≥ 50 là 88,9%, ở nhóm < 50 tuổi là 67,0%, p=0,008;  OR= 3,8); Giới tính (nguy cơ mắc độ C1-6 ở nữ cao hơn nam 2,96 lần); thời gian phải đứng/ngồi lâu khi làm việc (tỉ lệ mắc ở nhóm ≥ 4 tiếng/ngày là 60,4%, ở nhóm < 4 tiếng là 27,4%, p<0,001; thể dục (nhóm không thể dục thường xuyên có tỉ lệ mắc suy TM là 52,1% cao hơn nhóm có thể dục thường xuyên với 41,4%, p=0,028). Kết luận: Tỉ lệ STMMTCD ở cán bộ nhân viên bệnh viện Lão khoa Trung ương: 48,1% có dòng trào ngược bệnh lý trên siêu âm doppler, theo phân loại CEAP  có 69,4% độ C1-6. Có một số yếu tố liên quan với STMMTCD như: tuổi, giới, thời gian làm việc ở tư thế đứng/ngồi lâu, thói quen thể dục. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Jennifer L Beebe-Dimmer, John R Pfeifer, Jennifer S Engle (2005). The epidemiology of chronic venous insufficiency and varicose veins. Ann Epidemiol. 2005 Mar;15(3):175-84.
2. Cao Văn Thịnh, Văn Tần (1998). Khảo sát tình hình phình giãn tĩnh mạch chi dưới ở người lớn hơn 50 tuổi tại TP. Hồ Chí Minh. Báo cáo tại hội thảo về bệnh lý tĩnh mạch 1998.
3. Phạm Thắng, Nguyến xuân Mến (1998). Phát hiện dòng chảy ngược tĩnh mạch hiển dài và hiển ngắn ở những người trên 50 tuổi bằng phương pháp Doppler continue. Công trình những nghiên cứu khoa học Bệnh Viện Bạch Mai (1997 - 1998), Tập I. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội; tr.126-130
4. Sophie Ziegler (2006). Chronic venous disease is highly prevalent in hospital employees. Phlebolymphology. Vol 13. No3. 2006. p150-155
5. Cires-Drouet RS, Fangyang L, Rosenberger S, et al (2020). High prevalence of chronic venous disease among health care workers in the United States. J Vasc Surg Venous Lymphat Disord. 2020 Mar; 8(2):224-230.
6. Regan Shakya, Robin MK, Rojina S et al (2020). Varicose veins and its risk factors among nurses at Dhulikhel hospital: a cross sectional study. Published online 2020 Feb 3. https:// www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6998362/
7. Eklöf B, Rutherford R.B, Bergan J.J, et al, (2004). Revision of the CEAP classification for chronic venous disorders: consensus statement. Journal of vascular surgery, vol. 40, pp. 1248-1252.
8. Labropoulos N, Tiongson J, Pryor L et al (2003). Definition of venous reflux in lower-extremity veins. J Vasc Surg. 2003; 38: 793-798
9. Scott T.E, LaMorte W.W, Gorin D.R et al (1995). Risk factors for chronic venous insufficiency: a dual case-control study. J Vasc Surg. 1995; 22: 622-628
10. F Tüchsen 1, H Hannerz, H Burr et al (2005). Prolonged standing at work and hospitalisation due to varicose veins: a 12 year prospective study of the Danish population. Occup Environ Med, 2005 Dec; 62(12):847-50.