ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VÀ TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA HÓA TRỊ TÂN BỔ TRỢ BẰNG PHÁC ĐỒ 4AC-4T TRÊN NHÓM BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ GIAI ĐOẠN III TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Trần Xuân Vĩnh 1,, Cấn Xuân Hạnh 2, Nguyễn Thị Thu Hà 3
1 Bệnh viện tỉnh Phú Thọ
2 Bệnh viện Phổi Trung Ương
3 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị và tác dụng không mong muốn của hóa trị tân bổ trợ bằng phác đồ 4AC-4T trên nhóm bệnh nhân ung thư vú giai đoạn III tại bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ. Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không đối chứng trên 58 bệnh nhân ung vú giai đoạn III. Thời gian thực hiện từ tháng 1/2015 đến 9/2020. Kết quả: 96,6% bệnh nhân có đáp ứng trên lâm sàng với phác đồ hóa trị 4AC-4T (65,6% đáp ứng một phần và 31% đáp ứng hoàn toàn). 24,1% bệnh nhân có đáp ứng trên kết quả mô bệnh học (pCR: ypT0/is-ypN0) (1,7% đáp ứng một phần, 22,4% đáp ứng hoàn toàn). 100% bệnh nhân đều điều trị đủ 8 chu kỳ hóa chất. 52,4% có hạ bạch cầu trung tính ở tất cả các mức độ (mức độ 3-4 chiếm 5,1%), 45,1% có hạ huyết sắc tố, 6,9% có hạ tiểu cầu. 37,9% bệnh nhân có ghi nhận độc tính thần kinh ngoai vi mức độ 1, 2. Kết luận: Áp dụng hóa trị tân bổ trợ bằng phác đồ 4AC-4T trên bệnh nhân ung thư vú giai đoạn III có tỷ lệ đáp ứng điều trị cao. Các tác dụng không mong muốn đều ở mức nhẹ (độ 1, 2).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sung H, Ferlay J, Siegel R.L et al (2021). Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries. CA Cancer J Clin, 71(3), 209-249.
2. Lv L, Zhao B, Kang J et al (2022). Trend of disease burden and risk factors of breast cancer in developing countries and territories, from 1990 to 2019: Results from the Global Burden of Disease Study 2019. Front Public Health, 10, 1078191.
3. Waks A.G and Winer E.P (2019). Breast Cancer Treatment: A Review. Jama, 321(3), 288-300.
4. Hong W.S, Jeon J.Y, Kang S.Y et al (2013). Comparison of neoadjuvant adriamycin and docetaxel versus adriamycin, cyclophosphamide followed by paclitaxel in patients with operable breast cancer. J Korean Surg Soc, 85(1), 7-14.
5. Nguyễn Thị Thủy (2016). Đánh giá kết quả hóa trị bổ trợ trước phác đồ 4AC-4T trên bệnh nhân ung thư vú giai đoạn III, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
6. Hà Thành Kiên (2018). Đánh giá kết quả hóa trị trước phẫu thuật phác đồ 4AC-4T liều dày trên bệnh nhân ung thư vú tại Bệnh viện K, Luận văn Bác sĩ nội trú, Trường Đại học y Hà Nội.
7. Lê Thanh Đức (2014). Nghiên cứu hiệu quả hóa trị bổ trợ trước phẫu thuật phác đồ AP trong ung thư vú giai đoạn III, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
8. Evans T.R, Yellowlees A, Foster E et al (2005). Phase III randomized trial of doxorubicin and docetaxel versus doxorubicin and cyclophosphamide as primary medical therapy in women with breast cancer: an anglo-celtic cooperative oncology group study. J Clin Oncol, 23 (13), 2988-95.
9. Melichar B, Hornychová H, Kalábová H et al (2012). Increased efficacy of a dose-dense regimen of neoadjuvant chemotherapy in breast carcinoma: a retrospective analysis. Med Oncol, 29(4), 2577-85.