KẾT QUẢ SẢN KHOA CỦA SẢN PHỤ VỊ THÀNH NIÊN SINH TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI NĂM 2022

Nguyễn Thị Thu Hà 1,2,, Đỗ Tuấn Đạt 1,3, Phan Thị Huyền Thương 1,2
1 Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
2 Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội
3 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét kết quả sản khoa về phía mẹ của sản phụ từ 10 đến 19 tuổi sinh tại bệnh viện phụ sản Hà Nội năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến ngày 31 tháng 12 năm 2022. Phương pháp chọn mẫu thuận tiện được áp dụng với 333 sản phụ vị thành niên từ 10 đến 19 tuổi được đưa vào nghiên cứu. Các yếu tố được đánh giá trong nghiên cứu liên quan tới biến cố trong quá trình mang thai và các biến chứng sau sinh. Kết quả: Tuổi thai trung bình khi sinh là 37,42 ± 3,46 tuần, 80,5% sản phụ sinh đủ tháng. Tỷ lệ đẻ mổ lấy thai chiếm 42,3%. Trong các chỉ định mổ lấy thai, chỉ định mổ lấy thai do Thai suy chiếm cao nhất khoảng 1/3 trường hợp (33,3%). Tỷ lệ sản phụ có kết cục bất lợi sau sinh chiếm 14,4%: nhiễm khuẩn hậu sản chiếm 3,3%, chảy máu sau đẻ (5,1%), đờ tử cung (0,6%), rách tầng sinh môn phức tạp (4,2%), bí tiểu sau sinh (1,2%). Kết luận: Mang thai trong độ tuổi vị thành niên làm tăng nguy cơ các biến cố trong quá trình mang thai như thiếu máu, nhiễm khuẩn tiết niệu... và các biến chứng sau sinh như băng huyết, rách tầng sinh môn phức tạp...

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y Tế. Vụ bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em và Kế hoạch hóa gia đình, Chương trình sức khỏe sinh sản. 2015:51
2. Nguyễn Thanh Hải, Ánh VTN, Hạnh TTM, Trung NH, Nhân ĐT, Linh TM. Mang thai ở tuổi vị thành niên: đặc điểm và kết quả thai kỳ. Tạp chí Phụ sản
3. Nguyễn Thị Hồng B, Thị Hoa, Dương Tiến Minh, Bùi Ngọc Diệp, Huy HQ. Kết quả mang thai ở tuổi vị thành niên tại Bệnh viện trung ương Thái Nguyên. Tạp chí Y học Việt Nam. 06/20 2022;514(1)doi:10.51298/vmj.v514i1.2535
4. Phạm Thị Kim Hoàn NTP. Nghiên cứu kết quả xử trí sản khoa ở sản phụ dưới 18 tuổi tại bệnh viện phụ sản trung ương từ năm 2017 đến năm 2019. Bệnh viện phụ sản Trung Ương. 2019;
5. Alemu A, Moges F, Shiferaw Y, et al. Bacterial profile and drug susceptibility pattern of urinary tract infection in pregnant women at University of Gondar Teaching Hospital, Northwest Ethiopia. BMC Research Notes. 2012/04/25 2012;5(1):197. doi:10.1186/1756-0500-5-197
6. Asavapiriyanont S, Chaovarindr U, Kaoien S, Chotigeat U, Kovavisarach E. Prevalence of Sexually Transmitted Infection in Teenage Pregnancy in Rajavithi Hospital, Thailand. Journal of the Medical Association of Thailand = Chotmaihet thangphaet. Feb 2016;99 Suppl 2:S153-60.
7. Dayal S, Hong PJSTISP. Premature rupture of membranes.[Updated 2021 Nov 2]. 2022;
8. Mazumder T, Akter E, Rahman SM, Islam MT, Talukder MR. Prevalence and Risk Factors of Gestational Diabetes Mellitus in Bangladesh: Findings from Demographic Health Survey 2017-2018. International journal of environmental research and public health. Feb 23 2022;19(5)doi:10.3390/ijerph19052583
9. Montufar-Rueda C, Rodriguez L, Jarquin JD, et al. Severe postpartum hemorrhage from uterine atony: a multicentric study. Journal of pregnancy. 2013;2013: 525914. doi:10.1155/ 2013/525914
10. Polat M, Şentürk MB, Pulatoğlu Ç, Doğan O, Kılıççı Ç, Budak M. Postpartum urinary retention: Evaluation of risk factors. Turkish journal of obstetrics and gynecology. Jun 2018;15(2):70-74. doi:10.4274/tjod.43931