VAI TRÒ NẠO HẠCH RỐN LÁCH TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ DẠ DÀY
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Nạo hạch rốn lách là kỹ thuật khó trong phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày để điều trị ung thư dạ dày (UTDD) giai đoạn tiến triển, và vai trò còn nhiều tranh cãi. Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố nguy cơ di căn hạch rốn lách của UTDD và đánh giá hiệu quả điều trị của nạo hạch rốn lách bằng cách tính chỉ số điều trị (TI). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu trên 92 bệnh nhân được phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày nạo hạch D2 có kèm nhóm 10 điều trị ung thư biểu mô tuyến dạ dày giai đoạn tiến triển tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh từ 12/2018 đến 12/2022. Đặc điểm giải phẫu bệnh bao gồm kích thước khối u, vị trí khối u (dọc, cắt ngang), phân giai đoạn khối u (độ sâu xâm lấn, di căn hạch), phân loại đại thể theo Borrmann, độ biệt hóa, tình trạng xâm lấn bạch huyết và xâm lấn quanh dây thần kinh. Kết quả chính là tỷ lệ di căn LN số 10 và thời gian sống sót sau 5 năm. Kết quả: Số lượng hạch lấy được trung bình ở nhóm 10 là 2,5 ± 1,4. Tỷ lệ di căn LN số 10 là 22,8%. Phân tích đơn biến cho thấy các yếu tố liên quan đến di căn hạch nhóm 10 bao gồm kích thước khối u, giai đoạn T4a, di căn hạch chặng N3a/N3b, độ biệt hóa kém, Borrmann loại 4, xâm lấn bạch huyết, xâm lấn bờ cong lớn hoặc thành sau dạ dày và có di căn hạch 4sa/4b. Phân tích đa biến cho thấy giai đoạn T4a, di căn hạch chặng N3, xâm lấn bờ cong lớn hoặc thành sau dạ dày và Borrmann loại 4 là các yếu tố nguy cơ độc lập đối với di căn LN số 10. TI cũng cao hơn 5 đối với các trường hợp có di căn hạch 4sa/4sb. Kết luận: Di căn hạch nhóm 10 có liên quan đến UTDD giai đoạn T4a, di căn hạch chặng N3, ung thư biểu mô tuyến dạ dày Borrmann loại 4, u xâm lấn bờ cong lớn hoặc thành sau dạ dày. Ngoài ra, những trường hợp nghi ngờ đại thể hoặc phát hiện di căn hạch 4sa hoặc 4sb trong khi phẫu thuật cũng nên được tiến hành nạo hạch nhóm 10.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Kano, Y., Ohashi, M., Ida, S., Kumagai, K., và cộng sự (2020). Therapeutic value of splenectomy to dissect splenic hilar lymph nodes for type 4 gastric cancer involving the greater curvature, compared with other types. Gastric Cancer, 23(5), 927-936.
3. Oh Jeong và cộng sự (2019), "Clinicopathological features and prognostic impact of splenic hilar lymph node metastasis in proximal gastric carcinoma", European Journal of Surgical Oncology. 45 (3), pp. 432-438.
4. Quadri HS, Smaglo BG, Morales SJ, Phillips AC, Martin AD, Chalhoub WM, et al. (2017) Gastric Adenocarcinoma: A Multimodal Approach. Frontiers in surgery.4:42-59.
5. Sasako, M., McCulloch, P., Kinoshita, T., & Maruyama, K. (1995). New method to evaluate the therapeutic value of lymph node dissection for gastric cancer. British Journal of surgery, 82(3), 346-351.
6. Shibo Bian và cộng sự (2016), "The role of no. 10 lymphadenectomy for advanced proximal gastric Cancer patients without metastasis to no. 4sa and no. 4sb lymph nodes", Journal of Gastrointestinal Surgery. 20 (7), pp. 1295-1304.
7. Yura, M., Yoshikawa, T., Otsuki, S., và cộng sự (2019). The therapeutic survival benefit of splenic hilar nodal dissection for advanced proximal gastric cancer invading the greater curvature. Annals of Surgical Oncology, 26(3), 829-835.
8. Zhi-Liang Hong và cộng sự (2017), "A preoperative scoring system to predict the risk of No. 10 lymph node metastasis for advanced upper gastric cancer: a large case report based on a single-center study", Oncotarget. 8 (45), pp. 80050.