ĐẶC ĐIỂM HỘI CHỨNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG Ở BỆNH NHÂN XƠ CỨNG BÌ HỆ THỐNG TẠI TRUNG TÂM CƠ XƯƠNG KHỚP BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Phạm Kim Linh 1, Nguyễn Văn Hùng 1,2, Bùi Hải Bình 2,
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ và nhận xét một số yếu tố liên quan đến hội chứng dễ bị tổn thương (HCDBTT) ở bệnh nhân xơ cứng bì tại Trung tâm Cơ Xương Khớp- Bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang trên 52 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán xơ cứng bì hệ thống theo tiêu chuẩn ACR/EULAR 2013, trong thời gian từ tháng 01 năm 2023 đến tháng 06 năm 2023. Kết quả: Trong 52 BN xơ cứng bì nghiên cứu, 76,9% BN có HCDBTT, với mức độ nhẹ, vừa và nặng tương ứng là 34,6%, 26,9% và 15,4%. Trong 10 tiêu chí HCDBTT theo thang điểm CRAF, mệt mỏi, bệnh đồng mắc, sử dụng nhiều thuốc chiếm chủ yếu, tương ứng là 95%, 80,8% và 94,2%. Về các yếu tố liên quan đến HCDBTT, nhóm có tổn thương phổi kẽ có tỷ lệ HCDBTT cao hơn (89,2% so với 46,7%), sự khác biệt có ý nghĩa với p=0,005, nhóm dùng thuốc ức chế miễn dịch có tỷ lệ HCDBTT cao hơn (91,4% so với 47,1%), sự khác biệt có ý nghĩa với p=0,005, hội chứng Raynaud làm tăng tỷ lệ HCDBTT (92,6% so với 60%), sự khác biệt có ý nghĩa với p=0,038. Ngược lại, HCDBTT không khác biệt giữa các nhóm tuổi, giới, thời gian mắc bệnh, dung tích sống gắng sức và mức độ dày da (p>0,05).  Kết luận: Bệnh nhân xơ cứng bì thường mắc HCDBTT, tình trạng này có liên quan đến tổn thương phổi kẽ, hội chứng Raynaud và sử dụng thuốc ức chế miễn dịch. Do vậy, các bệnh nhân cần được cân nhắc đánh giá HCDBTT để góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ toàn diện.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Denton CP, Khanna D. Systemic sclerosis. The Lancet. 2017; 390 (10103):1685-1699. doi: 10.1016/ S0140-6736 (17)30933-9
2. Fried LP, Hadley EC, Walston JD, et al. From Bedside to Bench: Research Agenda for Frailty. Sci Aging Knowl Environ. 2005;2005(31). doi:10.1126/sageke.2005.31.pe24
3. Hax V, Tessari J, Pena E, et al. Physical frailty in patients with systemic sclerosis. Seminars in Arthritis and Rheumatism. 2022;56:152077. doi:10.1016/j.semarthrit.2022.152077
4. Lưu Phương Lan. Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng và Chức Năng Thông Khí Phổi Trên Bệnh Nhân Xơ Cứng Bì Hệ Thống. Luận án tiến sĩ y học. Đại học Y Hà Nội; 2015.
5. Gatta G, Di Grezia G, Iacomino A, et al. HRCT in systemic sclerosis: correlation between respiratory functional indexes and extension of lung failure. J Biol Regul Homeost Agents. 2013;27(2):579-587.
6. Collard RM, Boter H, Schoevers RA, Oude Voshaar RC. Prevalence of Frailty in Community‐Dwelling Older Persons: A Systematic Review. J American Geriatrics Society. 2012;60(8): 1487-1492. doi:10.1111/j.1532-5415. 2012.04054.x
7. Zanotto T, Galperin I, Mirelman A, et al. Frailty and Falls in People Living With Multiple Sclerosis. Archives of Physical Medicine and Rehabilitation. 2022;103(5):952-957. doi:10.1016/j.apmr.2021.10.025
8. Guler SA, Kwan JM, Winstone TA, et al. Severity and features of frailty in systemic sclerosis-associated interstitial lung disease. Respiratory Medicine. 2017;129:1-7. doi:10.1016/ j.rmed.2017.05.012
9. Bhorade S, Jablonski R, Lee J, et al. Frailty Measurements in Systemic Sclerosis Differ from Other Fibrotic Interstitial Lung Diseases. In: A37. connective tissue disease-interstitial lung disease. American Thoracic Society; 2019: A1429-A1429. doi: 10.1164/ ajrccm-conference. 2019.199.1_MeetingAbstracts.A1429