MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN MẬT ĐỘ XƯƠNG CỦA BỆNH NHÂN VIÊM CẦU THẬN LUPUS TẠI TRUNG TÂM DỊ ỨNG MIỄN DỊCH LÂM SÀNG - BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Nguyễn Thị Hà Trang 1,, Nguyễn Văn Đoàn 1, Nguyễn Văn Ngân 1
1 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Lupus ban đỏ hệ thống (SLE) là một bệnh tự miễn mạn tính có thể gây tổn thương nhiều cơ quan. Viêm thân lupus là biến chứng thường gặp nhất của bệnh lupus ban đỏ hệ thống với tỷ lệ mắc khoảng 40-60%.1 Bệnh đặc trưng bởi sự lắng đọng phức hợp miễn dịch ở thận dẫn đến nhiều biểu hiện lâm sàng khác nhau. Điều trị viêm thận lupus chủ yếu sử dụng phác đồ corticoid phối hợp các thuốc ức chế miễn dịch khác. Việc sử dụng corticoid kéo dài để kiểm soát bệnh có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là loãng xương do thuốc gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống và tiên lượng xấu cho bệnh. Tuy nhiên, vai trò của corticoid đối tình trạng mất xương trong viêm thận lupus vẫn chưa rõ ràng vì một số nghiên cứu không tìm thấy mối liên quan nào giữa việc giảm mật độ xương và liệu pháp corticoid.2 Mục tiêu: Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến mật độ xương của bệnh nhân viêm thận lupus. Đối tượng và Phương pháp: Mô tả cắt ngang 112 bệnh nhân viêm thận lupus tại Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng - Bệnh viện Bạch Mai từ 10/2022 đến 10/2023. Kết quả: Mật độ xương trung bình CSTL là: 0,881 ± 0,122 g/cm2. Mật độ xương trung bình CXĐ là: 0,853 ± 0,131g/cm2. Tỷ lệ loãng xương ở bệnh nhân viêm thận lupus chiếm 22,3%. Tỷ lệ giảm mật độ xương chiếm 46,4%. Tương quan tuyến tính thuận mức độ yếu giữa protein niệu 24h và BMD CSTL (r = 0,2; p < 0,05), giữa mức lọc lọc cầu thận và BMD CSTL (r = 0,305; p < 0,01). Tương quan tuyến tính nghịch mức độ yếu giữa thời gian sử dụng corticoid và BMD CXĐ (r = - 0,313; p < 0,01). Tương quan tuyến tính nghịch mức độ yếu giữa liều corticoid hiện tại dùng hằng ngày và BMD CSTL (r = - 0,328; p <0,001). Kết luận: Mật độ xương ở bệnh  nhân viêm thận lupus có mối liên quan với nhiều yếu tố: chỉ số khối cơ thể (BMI), mức lọc cầu thận, liều dùng corticoid hằng ngày và thời gian dùng corticoid.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Weinmann-Menke J. [Lupus nephritis: from diagnosis to treatment]. Innere Medizin (Heidelberg, Germany). 2023;64(3):225-233.
2. Lee C, Almagor O, Dunlop DD, et al. Disease damage and low bone mineral density: an analysis of women with systemic lupus erythematosus ever and never receiving corticosteroids. Rheumatology (Oxford, England). 2006;45(1):53-60.
3. Việt Hoà T, Bùi Quý Quyền Đ, Trung Vinh H. khảo sát mật độ xương bằng phương pháp dexa ở bệnh nhân viêm thận lupus. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022;510(2).
4. Jung JY, Choi ST, Park SH, et al. Prevalence of osteoporosis in patients with systemic lupus erythematosus: A multicenter comparative study of the World Health Organization and fracture risk assessment tool criteria. Osteoporosis and sarcopenia. 2020;6(4):173-178.
5. Jehle PM. Steroid-induced osteoporosis: how can it be avoided? Nephrology, dialysis, transplantation : official publication of the European Dialysis and Transplant Association - European Renal Association. 2003;18(5):861-864.
6. Almehed K, Forsblad d'Elia H, Kvist G, Ohlsson C, Carlsten H. Prevalence and risk factors of osteoporosis in female SLE patients-extended report. Rheumatology (Oxford, England). 2007;46(7):1185-1190.
7. Gilboe IM, Kvien TK, Haugeberg G, Husby G. Bone mineral density in systemic lupus erythematosus: comparison with rheumatoid arthritis and healthy controls. Annals of the rheumatic diseases. 2000;59(2):110-115.
8. De Laet C, Kanis JA, Odén A, et al. Body mass index as a predictor of fracture risk: a meta-analysis. Osteoporosis international: a journal established as result of cooperation between the European Foundation for Osteoporosis and the National Osteoporosis Foundation of the USA. 2005;16(11):1330-1338.
9. Li S, Zhan J, Wang Y, et al. Association between renal function and bone mineral density in healthy postmenopausal Chinese women. BMC endocrine disorders. 2019;19(1):146.