ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT SỬA CHỮA TOÀN BỘ TỨ CHỨNG FALLOT Ở TRẺ EM DƯỚI 12 THÁNG TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trí Thanh Vũ 1,
1 Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhằm đánh giá kết quả ngắn hạn sau phẫu thuật triệt để tứ chứng Fallt trẻ nhũ nhi. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiến cứu. Kết quả: Kết quả đánh giá trên 19 bệnh nhân nam giới và 13 bệnh nhân nữ, các đối tượng nghiên cứu dưới 12 tháng tuổi. Đánh giá độ bão hòa oxy máu ngoại biên (SpO2) trung bình 79,72 ± 12,28%, thấp nhất là 46% và cao nhất 98%. Trong đó với 13 trường hợp (40,6%) có SpO2 <80%. Đánh giá kết quả sau mổ ghi nhận 4 trường hợp hở van động mạch phổi nhẹ, 9 trường hợp hở trung bình và 10 trường hợp hở nặng. Các biến chứng sau mổ gồm viêm phổi (6 trường hợp), Suy hô hấp do hẹp khí quản/tạo hình khí quản slideplasty (1 trường hợp) và 2 trường hợp có nhiễm trùng vết mổ. Có 1 trường hợp tử vong trong bệnh cảnh suy tim, viêm phổi. Kết luận: Thực hiện phẫu thuật tiếp cận qua đường nhĩ phải và động mạch phổi với chiến lược bản tồn van động mạch phổi và mở rộng vòng van tối thiểu được thực hiện một cách dễ dàng và thuận lợi cho tất cả bệnh nhân tứ chứng Fallot. Kết quả phẫu thuật tốt, tỉ lệ bảo tồn vòng van động mạch phổi khá cao, tỉ lệ biến chứng trong giai đoạn hồi sức và theo dõi ngắn hạn sau mổ thấp và có 1 trường hợp tử vong sau mổ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1.Bacha E.A, Scheule A.M, Zurakowski D, Erickson L.S, Hung J, Lang P et al (2001). Long-term results after early primary repair of tetralogy of Fallot. J Thorac Cardiovasc Surg, 122; 154-161.
2.Blalock A, Taussig HB (1945). The surgical treatment of malformation of theheart in which thereis pulmonary stenosis or pulmonary atresia.JAMA; 128:189.
3. Bobae Jeon MD, Dong-Hee Kim MD et al (2020). Surgical treatment of tetralogy of Fallot in symptomatic neonates and young infants.The Journal of Thoracic and Cardiovascular Surgery, Volume 159, Issue 4, April, Pages 1477-1478
4. Loomba R. S., Buelow M. W., Woods R. K. (2017). Complete Repair of Tetralogy of Fallot in the Neonatal Versus Non-neonatal Period: A Meta-analysis. Pediatr Cardiol,38, (5), pp. 893-901
5. Kirklin JW, DuShane JW, Patrick RI, et al (1955). Intracardiac surgery withthe aid of a mechanical pump-oxygenator system (Gibbon type): reportof eight cases. Mayo Clin Proc; 30:201.
6. Seliem MA, Wu YT, Glenwright K. (1995). Relation between age at surgeryand regression of right ventricular hypertrophy in tetralogy of Fallot. Pediatr Cardiol; 16(2):53–55. Vol. 232
7. Knott-Craig CJ, Elkins RC, Lane MM, et al (1998). A 26-year experiencewith surgical management of tetralogy of Fallot: risk analysis formortality or late reintervention. Ann Thorac Surg; 66:506–511
8. Van Der Ven J. P. G., van den Bosch E., Bogers Ajcc, Helbing W. A. (2019). Current outcomes and treatment of tetralogy of Fallot. F1000Res,doi: 10.12688/ f1000research. 17174.1. eCollection 2019