KẾT QUẢ TRUNG HẠN CAN THIỆP NỘI MẠCH TẮC ĐỘNG MẠCH CHI DƯỚI MẠN TÍNH TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Bệnh đái tháo đường là yếu tố chính gây nên bệnh lý mạch máu chi dưới, góp phần làm tổn thương lớp nội mạc mạch máu, tăng nguy cơ đoạn chi [5], [9]. Nhóm bệnh nhân đái tháo đường phối hợp bệnh tắc động mạch chi dưới có tính chất nghiêm trọng hơn với các biểu hiện lâm sàng nặng hơn như loét, hoại tử kèm nhiễm trùng và nhiễm trùng huyết. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu về kết quả cảu can thiệp nội mạch tắc động mạch chi dưới trên bệnh nhân đái tháo đường, đó là lý do chúng tôi tiến hành nghiên cứu kết quả trung hạn can thiệp trên bệnh nhân tắc động mạch chi dưới mạn tính kèm đái tháo đường. Phương pháp: Hồi cứu mô tả loạt ca. Kết quả: Nghiên cứu có tuổi trung bình 72,3 ± 11,2; nam giới chiếm chiếm 65,2% mẫu nghiên cứu. Phân loại Rutherford 4,5 và 6 lần lượt chiếm 28,1%; 40,4% và 23,6% mẫu nghiên cứu. Tổn thương đa tầng với tầng chủ chậu có tỷ lệ TASC II A chiếm 76,4%; tầng đùi khoeo có tỷ lệ TASC II A chiếm 58,4%; tầng dưới gối có tỷ lệ TASC II B chiếm 24,7% mẫu nghiên cứu. Nong bóng chiếm tỷ lệ cao ở các tầng, tầng chủ chậu chiếm 80,9%; tầng đùi khoeo chiếm 52,8% và tầng dưới gối chiếm 40,5% mẫu nghiên cứu. Tỉ lệ thành công về kỹ thuật đạt 94,4%. Tai biến gồm có tắc mạch, tụ máu, gãy giá đỡ, đoạn chi lớn, nhồi máu cơ tim và suy thận cấp lần lượt chiếm 2,3%; 2,3%; 1,1%; 1,1%; 2,3%; và 3,4% mẫu nghiên cứu. Theo dõi trung hạn, ghi nhận tỉ lệ lưu thông mạch máu thì đầu đạt 79,1%, tỉ lệ đoạn chi lớn là 18,6% và tỉ lệ đột quỵ não là 10,5% mẫu nghiên cứu. Kết luận: phương pháp can thiệp điều trị tắc động mạch chi dưới trên bệnh nhân đái tháo đường cho kết quả khả quan với các triệu chứng lâm sàng cải thiện, lưu thông mạch máu trung hạn chiếm tỷ lệ cao, ít biến chứng theo dõi.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. DeRubertis B. G., M. Pierce, và cs. (2008), Reduced primary patency rate in diabetic patients after percutaneous intervention results from more frequent presentation with limb-threatening ischemia, J Vasc Surg, số 47(1), tr. 101-8.
3. Lee M. S., S. W. Rha, và cs. (2015), Comparison of diabetic and non-diabetic patients undergoing endovascular revascularization for peripheral arterial disease, J Invasive Cardiol, số 27(3), tr. 167-71.
4. Liistro F., I. Porto, và cs. (2013), Drug-eluting balloon in peripheral intervention for below the knee angioplasty evaluation (DEBATE-BTK): a randomized trial in diabetic patients with critical limb ischemia, Circulation, số 128 (6), tr. 615-21.
5. Mueller T., F. Hinterreiter, và cs. (2016), Mortality rates at 10 years are higher in diabetic than in non-diabetic patients with chronic lower extremity peripheral arterial disease, Vasc Med, số 21(5), tr. 445-452.
6. Lin Y, Li W, Liu W, Liu M, Li Y, Chen Y. Mid-term outcomes of endovascular treatment and risk factors for recurrence in patients with Trans-Atlantic-Inter-Society II C/D femoropopliteal lesions. Quant Imaging Med Surg. 2021 May;11(5):2028-2039.
7. Norgren L., W. R. Hiatt, và cs. (2007), Inter-Society Consensus for the Management of Peripheral Arterial Disease (TASC II), J Vasc Surg, số 45 Suppl S, tr. S5-67.
8. Shammas A. N., H. Jeon-Slaughter, và cs. (2017), Major Limb Outcomes Following Lower Extremity Endovascular Revascularization in Patients With and Without Diabetes Mellitus, J Endovasc Ther, số 24(3), tr. 376-382.
9. Shah AD, Langenberg C, Rapsomaniki E, et al. Type 2 diabetes and incidence of cardiovascular diseases: a cohort study in 1.9 million people. Lancet Diabetes Endocrinol. 2015;3:105–113.
10. Xiao Liang, De-sheng Huang, và cs. (2012), Efficacy of endoluminal interventional therapy in diabetic peripheral arterial occlusive disease: a retrospective trial, Cardiovascular Diabetology, số 11, tr. 17-17.