ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG THẦN KINH TRÊN LÂM SÀNG VÀ ĐIỆN CƠ Ở BỆNH NHÂN RẮN CẠP NIA CẮN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và điện cơ của tổn thương thần kinh ở bệnh nhân bị rắn Cạp nia cắn. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 19 bệnh nhân bị rắn Cạp nia cắn điều trị tại Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả: Liệt thần kinh sọ và thần kinh vận động ngoại vi bao gồm sụp mi (100%), nhìn đôi (89,5%), giãn đồng tử (100%), liệt vận nhãn (89,5%), hạn chế há miệng (100%), liệt cơ nâng cổ (100%), cơ chi trên, chi dưới (89,5%), giảm phản xạ gân xương (89,5%). Triệu chứng sụp mi ở nhóm dùng huyết thanh kháng nọc tồn tại trung bình 4,0 ± 1,83 ngày ngắn hơn so với nhóm không dùng huyết thanh kháng nọc (7,86 ± 3,13 ngày), với p = 0,013. Điện cơ trong ngày đầu vào viện cho thấy: Trung bình thời gian tiềm, tốc độ dẫn truyền vận động trong giới hạn bình thường tuy nhiên có trung vị biên độ sóng vận động giảm, trung bình thời gian tiềm, tốc độ dẫn truyền cảm giác, biên độ sóng cảm giác dây thần kinh giữa, trụ trong giới hạn bình thường. 10,0% bệnh nhân có test kích thích lặp lại dương tính, 30,0% bệnh nhân có nghi ngờ dương tính. Kết luận: Điện cơ trong ngày đầu của bệnh nhân bị rắn cạp nia cắn bước đầu cho thấy phát hiện tổn thương synap thần kinh cơ, phù hợp với cơ chế của alpha neurotoxin và beta-neurotoxin có trong nọc độc của rắn cạp nia.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Ngọc Hiển (2017). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và điện cơ ở bệnh nhân liệt cơ do rắn độc cắn, luân văn bác sĩ chuyên khoa cấp 2, Đại học Y Hà Nội.
3. Patikorn C, Blessmann J, Nwe MT, et al. (2022) Estimating economic and disease burden of snakebite in ASEAN countries using a decision analytic model. PLoS Negl Trop Dis 16(9): e0010775. https://doi.org/ 10.1371/ journal. pntd. 0010775
4. Trevett A. J., Lalloo D. G., Nwokolo N. C., et al. (1995), Electrophysiological findings in patients envenomed following the bite of a Papuan taipan (Oxyuranus scutellatus canni). Trans R Soc Trop Med Hyg, 89(4), pp. 415-417.
5. Panduranga P., Sangle S.A., Mane A.A., et al. (2015), Comparative study of electrophysiological changes in snake bites. Neurol India, 63(3), pp. 378-381.
6. Warrel David A. (2010), Guidelines for the management of snake-bites, WHO Library cataloguing-in-publication data, India.
7. Hung H.T., Hojer J., and Du N.T. (2009), Clinical features of 60 consecutive ICU-treated patients envenomed by Bungarus multicinctus. Southeast Asian J Trop Med Public Health, 40(3), pp. 518-524.