TÁI PHÁT VÀ HÓA XẠ SAU PHẪU THUẬT MILES NỘI SOI CẮT TẦNG SINH MÔN Ở TƯ THẾ NẰM SẤP TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TRỰC TRÀNG THẤP TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Nguyễn Văn Tuấn 1,, Phạm Văn Năng1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Phẫu thuật Miles nội soi cắt tầng sinh môn ở tư thế nằm sấp được áp dụng ở nhiều trung tâm phẫu thuật lớn trên thế giới với tính khả thi và an toàn cao. Mục tiêu: Mô tả thực trạng tái phát và hóa xạ trị sau phẫu thuật Miles nội soi cắt tầng sinh môn ở tư thế nằm sấp trong điều trị ung thư trực tràng thấp tại Thành phố Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả hàng loạt ca trên 45 bệnh nhân ung thư trực tràng thấp giai đoạn I, II, III, tại Thành phố Cần Thơ từ tháng 12 năm 2018 đến tháng 06 năm 2023. Kết quả: Với thời gian theo dõi trung bình 22 tháng (6-54) tháng, nghiên cứu ghi nhận tỷ lệ bệnh nhân hóa xạ trị sau mổ là 20 ca chiếm 44,4%. Tỷ lệ tái phát và di căn chung sau mổ chiếm 13,3%, tái phát tại chỗ chiếm 6,6%, di căn xa chiếm 6,6%; diện cắt vòng quanh (+) tái phát 30,8%, diện cắt vòng quanh (–) tái phát 6,3%. Có 2 ca ung thư giai đoạn III:T3 tử vong sau 24 và 36 tháng phẫu thuật. Kết luận: Phẫu thuật Miles nội soi cắt tầng sinh môn ở tư thế nằm sấp trong điều trị ung thư trực tràng thấp có tỷ lệ tái phát khá thấp. Bệnh nhân tái phát sớm nhất sau 12 tháng và có hơn 40% bệnh nhân cần kết hợp hóa xạ để nâng cao hiệu quả điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Detering R, Rutgers M L W, Bemelman W A, Hompes R, et al (2021), "Prognostic importance of circumferential resection margin in the era of evolving surgical and multidisciplinary treatment of rectal cancer: A systematic review and meta – analysis", Surgery, 170(2), 412 – 431.
2. Kim J Y, Kim N K, Sohn S K, Kim Y W, et al (2009), "Prognostic value of postoperative CEA clearance in rectal cancer patients with high preoperative CEA levels", Ann Surg Oncol, 16(10), 2771 – 2778.
3. Liu B, Farquharson J (2020), "The quality of lymph node harvests in extralevator abdominoperineal excisions", BMC Surg, 20(1), 241.
4. Liu P, Bao H, Zhang X, Zhang J, et al (2015), "Better operative outcomes achieved with the prone jackknife vs. lithotomy position during abdominoperineal resection in patients with low rectal cancer", World J Surg Oncol, 13(39.
5. Nagtegaal I D, Quirke P (2008), "What is the role for the circumferential margin in the modern treatment of rectal cancer?", J Clin Oncol, 26(2), 303 – 312.
6. Saito G, Sadahiro S, Kamata H, Miyakita H, et al (2017), "Monitoring of Serum Carcinoembryonic Antigen Levels after Curative Resection of Colon Cancer: Cutoff Values Determined according to Preoperative Levels Enhance the Diagnostic Accuracy for Recurrence", Oncology, 92(5), 276 – 282.
7. Warrier S K, Kong J C, Guerra G R, Chittleborough T J, et al (2018), "Risk Factors Associated With Circumferential Resection Margin Positivity in Rectal Cancer: A Binational Registry Study", Dis Colon Rectum, 61(4), 433 – 440.
8. West N P, Anderin C, Smith K J, Holm T, et al (2010), "Multicentre experience with extralevator abdominoperineal excision for low rectal cancer", Br J Surg, 97(4), 588 – 599.