KẾT QUẢ TRIỆT ĐỐT RỐI LOẠN NHỊP NHĨ KHỞI PHÁT TỪ XOANG VALSALVA BẰNG NĂNG LƯỢNG SÓNG CÓ TẦN SỐ RADIO

Phan Đình Phong1,2,, Trần Tuấn Việt 1,2
1 Viện Tim mạch Việt Nam
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Nhằm đánh giá kết quả và tính an toàn của phương pháp triệt đốt bằng sóng có tần số radio điều trị cơn tim nhanh nhĩ/ngoại tâm thu nhĩ khởi phát từ xoang Valsalva. Kết quả: Trong thời gian từ 2014 đến 2023, 11 bệnh nhân (7 nữ, 4 nam, tuổi trung bình 52,6 ± 13,6) có các cơn tim nhanh nhĩ (9 BN) và ngoại tâm thu nhĩ (1 BN) khởi phát từ xoang Valsalva được triệt đốt thành công bằng năng lượng sóng có tần số radio tại Viện Tim mạch Việt Nam (9 BN), bệnh viện Đông Đô (1 BN) và bệnh viện Đại học Y Hà Nội (1 BN). Vị trí khởi phát từ xoang không vành ở 10 BN (91%) và xoang vành trái ở 1 BN (9%). Ghi điện thế sớm là phương pháp chủ yếu để xác định vị trí khởi phát tim nhanh nhĩ với thời gian hoạt hóa điện sớm 25 ± 14 ms tính từ khởi đầu sóng P’. Triệt đốt thành công ở 100% số ca ngay sau thủ thuật và không có trường hợp nào tái phát trong thời gian theo dõi sau thủ thuật. Thời gian thủ thuật là: 69,5 ± 16,8 phút, thời gian chiếu tia X là: 11,5 ± 5,5 phút. Thông số triệt đốt bao gồm nhiệt độ đích đạt được: 55-60 độ C; mức năng lượng: 15-40W. Không có biến chứng liên quan đến thủ thuật nào được ghi nhận. Kết luận: Triệt đốt bằng năng lượng sóng có tần số radio có hiệu quả và an toàn trong điều trị các cơn tim nhanh nhĩ/ngoại tâm thu nhĩ khởi phát từ xoang Valsalva.


 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Tada H. Catheter ablation of tachyarrhythmias from the aortic sinuses of valsalva. When and how? Circ J 2012;76:791–800.
2. Ouyang F, Ma J, Ho SY, Bansch D, Schmidt B, Ernst S et al. Focal atrial tachycardia originating from the non-coronary aortic sinus: electrophysiological characteristics and catheter ablation. J Am Coll Cardiol 2006;48:122–31.
3. Wang Z, Liu T, Shehata M, Liang Y, Jin Z, Liang M et al. Electrophysiological characteristics of focal atrial tachycardia surrounding the aortic coronary cusps. Circ Arrhythm Electrophysiol 2011;4:902–8.
4. Beukema RJ, Smit JJ, Adiyaman A, Van Casteren L, Delnoy PP, Ramdat Misier AR et al. Ablation of focal atrial tachycardia from the non-coronary aortic cusp: case series and review of the literature. Europace 2015;17:953–61.
5. Liu X, Dong J, Ho SY, Shah A, Long D, Yu R et al. Atrial tachycardia arising adjacent to noncoronary aortic sinus: distinctive atrial activation patterns and anatomic insights. J Am Coll Cardiol. 2010;56:796–804.
6. Yamada T, Huizar JF, McElderry HT, Kay GN. Atrial tachycardia originating from the noncoronary aortic cusp and musculature connection with the atria: relevance for catheter ablation. Heart Rhythm 2006;3:1494–6.
7. Otomo K, Nagata Y, Uno K, Iesaka Y. “Left-variant” adenosine sensitive atrial reentrant tachycardia ablated from the left coronary aortic sinus. Pacing Clin Electrophysiol 2008;31:247–50.
8. Phan Dinh Phong, Pham Tran Linh, Pham Quoc Khanh, Nguyen Lan Viet. Ablation within the aortic sinus of Valsalva for the treatment of ventricular arrhythmias using a standard electrophysiology and ablation system. Asean Heart Journal 2013. Vol. 21, no. 2, 1-9.