KẾT QUẢ CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH NON THÁNG SUY HÔ HẤP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI TRUNG TÂM NHI KHOA BỆNH VIỆN BẠCH MAI NĂM 2023

Nguyễn Thị Lệ Huyền 1,, Đỗ Tuấn Anh 1, Phạm Văn Đếm 1,2, Nguyễn Tiến Dũng 3
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Trường Đại học Y Dược, ĐHQGHN
3 Trường Đại học Thăng Long

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm trẻ sơ sinh non tháng suy hô hấp điều trị tại Trung tâm Nhi khoa Bệnh viện Bạch Mai năm 2023. Phân tích kết quả chăm sóc điều dưỡng bệnh nhi và một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiến cứu kết hợp nghiên cứu định tính trên 192 trẻ sơ sinh non tháng <37 tuần có suy hô hấp nhập viện tại TT Nhi khoa – Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả: 77,1% trẻ có chỉ số SpO2 (không oxy) <90%, 54,7% trẻ có nhịp thở nhanh ≥ 60 lần/ phút và 21,4% trẻ có nhịp thở chậm < 40 lần/ phút, 9,9% trẻ có phản xạ sơ sinh giảm hoặc mất, 81.8% trẻ có dầu hiệu tím tái, 84.9% trẻ có dấu hiệu rút lõm lồng ngực, 31.8% trẻ có cơn ngưng thở kéo dài trên 10 giây, và 87% trẻ được hồi sức ngay sau sinh. Về phương pháp điều trị cho trẻ sinh non, thấy 54.7% trẻ được thở Oxy, 27.6% trẻ thở CPAP, 17.7% thở máy, 29,7% dùng Surfactant. Kết quả điều trị và chăm sóc chỉ ra, 92.7% trẻ khỏi bệnh và không có biến chứng, 7,3% trường hợp trẻ tử vong/ nặng xin về. Kết quả thảo luận nhóm cho thấy bệnh lý kèm theo, nguyên nhân gây bệnh, hoàn cảnh kinh tế cảu gia đình, địa lý và văn hóa, người chăm sóc, trang thiết bi, chính sách và quy định của bệnh viện, ý thức trách nhiệm của điều dưỡng, kỹ năng giao tiếp, trình độ học vấn, kỹ năng thực hành, áp lực trong công việc, và thu nhập là các yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc của điều dưỡng. Kết luận: Cần phát triển mô hình liên kết Sản & Nhi trong tất cả lĩnh vực Y tế; Kết hợp chặt chẽ với các chuyên khoa khác trong bệnh viện đa khoa để quản lý thai phụ có bệnh lý nội khoa và ngoại khoa; Tăng cường tập huấn, kiểm tra, giám sát điều dưỡng để đảm bảo thực hành chăm sóc tốt trẻ sơ sinh non tháng nói riêng và bệnh nhân nói chung; Tổ chức đào tạo liên tục về hồi sức và chăm sóc sơ sinh đặc biệt sơ sinh non tháng cho bác sĩ và điều dưỡng chuyên ngành Nhi cập nhật kiến thức và kỹ năng mới cả trong nước và quốc tế.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Tâm Long (2019), "Đánh giá kết quả điều trị trẻ sơ sinh có suy hô hấp tại Bệnh viện Phụ sản trung ương", Luận văn Thạc sĩ Y học, trường Đại học Y Hà Nội.
2. Nguyễn Thành Nam, (2018)," Nghiên cứu nguyên nhân, yếu tố nguy cơ và kết quả điều trị suy hô hấp ở trẻ sơ sinh tại khoa Nhi-Bệnh viện Bạch Mai", luận văn Tiến sĩ Học viện Quân Y
3. Nguyễn Tiến Dũng, (2010),” Suy hô hấp ở trẻ sơ sinh, Điều trị và chăm sóc sơ sinh”, Nhà xuất bản Y học, tr, 62-77.
4. Trần Thị Yến Linh, Lê Thị Hảo, và Lê Thị Hằng, (2020), “Hiệu quả công tác chăm sóc ở trẻ sơ sinh sử dụng surfactant tại phòng sơ sinh khoaNhi- Bệnh viện Trung ương Huế”, Đề tài khoa học cấp cơ sở, Bệnh viện Trung ương Huế.
5. Trần Thu Hà (2019),"Thực trạng chăm sóc trẻ sơ sinh suy hô hấp tại khoa sơ sinh Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh: Luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng, trường Đại học Thăng Long Hà Nội,
6. Lê Phương Linh, Lê Minh Trác (2019), "Đánh giá hiệu quả nuôi dưỡng đường tiêu hóa ở trẻ cực non và rất non tháng tại bệnh viện Phụ Sản Trung Ương", Tạp chí bệnh viện Nhi TW.
7. Birhanu, D, Gebremichael, B, Tesfaye, T, et al, Survival status and predic-tors ofmortality among preterm neonates admitted to neonatal intensive care unit of AddisAbaba public hospitals, Ethiopia, 2021, A prospective cohort study, BMC Pediatr 22, 153 (2022), https://doi.org/10,1186/ s12887-022-03176-7.
8. Subramaniam P, Ho JJ, Davis PG, Prophylactic or very early initiation of continuous positive airway pressure (CPAP) for preterm infants, Cochrane Database Syst Rev, 2021;10(10): CD001243, Published 2021 Oct 18, doi:10.1002/ 14651858.CD001243, pub4.
9. Gupta N, Bruschettini M, Chawla D, Fluid restriction in the management of transient tachypnea of the newborn, Cochrane Database Syst Rev, 2021;2(2):CD011466, Published 2021 Feb 18, doi:10,1002/ 14651858, CD011466, pub2.