ĐÁNH GIÁ KẾT ĐIỀU TRỊ SỎI THẬN SAN HÔ BẰNG PHƯƠNG PHÁP TÁN SỎI THẬN QUA DA ĐƯỜNG HẦM NHỎ TẠI BỆNH VIỆN BƯU ĐIỆN

Trịnh Hoàng Hoan 1,, Dương Văn Trung 1, Bùi Đức Hoàng 1, Bùi Đức Hoàng 1, Lại Ngọc Thắng 2, Trịnh Thành Vinh 2
1 Bệnh viện Bưu Điện
2 Trường Đại học Y Dược Thái Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết điều trị sỏi thận san hô bằng phương pháp tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ tại Bệnh viện Bưu Điện. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, hồi cứu 85 bệnh nhân sỏi thận san hô được điều trị bằng tán sỏi qua da đường hầm nhỏ tại Bệnh viện Bưu Điện thời gian từ 6/2022 – 6/2023. Kết quả: Tuổi trung bình: 54,6 ± 9,5 tuổi; Kích thước sỏi là 32,7 ± 7,2 mm mm; Số lượng sỏi: 34,1% có 1 viên;  65,9% có 2 viên trở lên; Phân loại sỏi: sỏi san hô S3 chiếm 54,1%; S4 chiếm 31,8%; S5 là 14,1%. Vị trí chọc dò nhiều nhất là đài dưới thận với 52,9%; đài giữa là 42,4% và đài trên 4,7%. Tỷ lệ tai biến trong mổ là 2,4% đây là các trường hợp chảy máu trong mổ phải truyền máu. Thời gian tán sỏi trung bình 75,4 ± 18 phút. Tỷ lệ biến chứng sau mổ là 11,8% đều là các trường hợp nhiễm khuẩn. Tỷ lệ sạch sỏi ngay sau mổ là: 76,5%,; có 14 trường hợp tán sỏi qua da lần 2. Sau 1 tháng tỷ lệ sạch sỏi là 89,4%. Kết luận: Điều trị sỏi thận san hô bằng phương pháp tán sỏi qua da đường hầm nhỏ tại Bệnh viện Bưu điện là phương pháp an toàn và hiệu quả với tỷ lệ sạch sỏi cao và biến chứng thấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Hoàng Đức, Nguyễn Tân Cương, Trần Lê Linh Phương. “Phẫu thuật lấy sỏi thận qua da”. Ngoại khoa, 2007; tập 57, tr. 35-41.
2. Vũ Văn Ty. “Lấy sỏi thận qua da”. Y học TP. Hồ Chí Minh, 2015; 19(4), tr 7 – 15.
3. C. Türk (Chair), A. Skolarikos (Vice-chair), A. Neisius. EAU Guidelines onUrolithiasis. 2019. pp28 – 30.
4. Akif Diri and Banu Diri. “Management of staghorn renal stones”. Ren Fail, 2018; 40(1): pp357 – 362.
5. Pan, T., B. Liu, S. Wei, et al. “Flank-suspended versus prone percutaneous nephrolithotomy: changes of haemodynamics, arterial blood gases and subjective feelings”. Urologia, 2015; 82(2): pp. 102 – 5.
6. Zhu, W., J. Li, J. Yuan, et al. “A prospective and randomised trial comparing fluoroscopic, total ultrasonographic, and combined guidance for renal access in mini-percutaneous nephrolithotomy”. BJU Int; 2017; 119(4): pp 612 – 618.
7. Nguyễn Nhật An, Lê Ánh Nguyệt, Cao Quyết Thắng. “Đánh giá kết tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ điều trị sỏi san hô tại Bệnh viện Quân Y 103”. Y Học Việt Nam; Tập 519 Tháng 10 Số Chuyên Đề 2022.
8. Nguyễn Minh An, Đỗ Hải Hùng. “Đánh giá kết quả điều trị sỏi thận san hô bằng phương pháp tán sỏi qua da đường hầm nhỏ tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Hải Dương năm 2020”. Y Học Việt Nam; Tập 503 Tháng 6 Số 2 Năm 2021.
9. Ahmed R. El-Nahas, Ibrahim Eraky, Ahmed A. Shokeir. “Percutaneous nephrolithotomy for treating staghorn stones: 10 years of experience of a tertiary-care centre”. Arab Journal of Urology, 2012; 10, pp324 – 329.