KẾT QUẢ CẮT KHỐI TÁ TỤY ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÙNG ĐẦU TỤY TẠI BỆNH VIỆN K

Phạm Thế Anh 1,, Trương Mạnh Cường 1
1 Bệnh viện K cơ sở Tân Triều

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm của phẫu thuật cắt khối tá tụy điều trị các bệnh lý ung thư vùng đầu tụy. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu các trường hợp được được phẫu thuật cắt khối tá tràng đầu tụy cho các bệnh lý ung thư vùng đầu tụy tại Bệnh viện K trong thời gian từ 07/2017 – 11/2019. Kết quả: Phẫu thuật đã được thực hiện cho 25 bệnh nhân (BN). Tỉ lệ nam/nữ: 1/1,5. Tuổi trung bình: 54,5 ± 14,6 tuổi. Thời gian mổ trung bình là 261,6 ± 66,0 phút. Giải phẫu bệnh sau mổ: ung thư biểu mô tuyến tụy (48%), ung thư biểu mô tuyến bóng Vater (24%), u đặc giả nhú (20%), ung thư biểu mô tuyến của phần thấp ống mật chủ (8%). Thời gian trung tiện trung bình: 85,2 ± 18,4 giờ. Thời gian rút sonde dạ dày trung bình: 5,6 ± 0,9 ngày. Thời gian rút dẫn lưu trung bình: 10,0 ± 3,9 ngày. Biến chứng thường gặp: rò tụy (8%), áp xe tồn dư (4%). Thời gian nằm viện trung bình: 15,4 ± 11,4 ngày. Kết luận: Cắt khối tá tụy trong điều trị ung thư vùng đầu tụy là phương pháp có tính khả thi, tuy nhiên phải được thực hiện bởi các phẫu thuật viên chuyên khoa có nhiều kinh nghiệm. Cần có thời gian dài để đánh giá thời gian sống thêm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Thế Anh (2010), "Kết quả phẫu thuật cắt khối tá tụy sử dụng phương pháp nối tụy ruột tại Bệnh viện Việt Đức năm 2010", Tạp chí Y - Dược học quân sự, 4 (38), pp. 92-97.
2. Nguyễn Tấn Cường (2008), "Biến chứng phẫu thuật Whipple", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 1 (12), pp. 82-87.
3. Hồ Văn Linh (2022), "Nghiên cứu giá trị của cắt lớp vi tính đa dãy và cắt khối tá tụy, vét hạch chuẩn điều trị ung thư vùng đầu tụy", Luận án Tiến sĩ Y học.
4. Trịnh Hồng Sơn (2010), "Kết quả cắt khối tá tụy (kinh nghiệm cá nhân qua 79 trường hợp)".
5. Aranha G V, Aaron J M, Shoup M (2006), "Critical analysis of a large series of pancreaticogastrostomy after pancreaticoduodenectomy", Archives of Surgery, 141 (6), pp. 574-580.
6. Balachandran P, Sikora S S, Raghavendra Rao R V, et al (2004), "Haemorrhagic complications of pancreaticoduodenectomy", ANZ Journal of Surgery, 74 (11), pp. 945-950.
7. Bassi C, Marchegiani G, Dervenis C, et al (2017), "The 2016 update of the International Study Group (ISGPS) definition and grading of postoperative pancreatic fistula: 11 years after", Surgery, 161 (3), pp. 584-591.
8. Fang W-L, Shyr Y-M, Su C-H, et al (2007), "Comparison between pancreaticojejunostomy and pancreaticogastrostomy after pancreaticoduodenectomy", Journal of the Formosan Medical Association, 106 (9), pp. 717-727.
9. Hashimoto M, Koga M, Ishiyama K, et al (2007), "CT features of pancreatic fistula after pancreaticoduodenectomy", AJR Am J Roentgenol, 188 (4), pp. W323-327.
10. Jl C (1993), "One hundred and forty-five consecutive pancreaticoduodenectomies without mortality", Ann Surg, 217, pp. 430-435.