TỶ LỆ VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠN TẦN SỐ NHĨ NHANH Ở BỆNH NHÂN CẤY MÁY TẠO NHỊP VĨNH VIỄN HAI BUỒNG TIM

Nguyễn Khắc Lê Sơn 1, Kiều Ngọc Dũng 2,, Nguyễn Khắc Thiên Chương 1, Nguyễn Quốc Hoàng 1, Võ Thái Duy 1, Trần Cao Đạt 1, Dương Thành Luân 1, Đặng Quang Toàn 3, Hoàng Văn Sỹ1, Nguyễn Tri Thức 1
1 Bệnh viện Chợ Rẫy
2 Trường Đại học Y Dược Huế
3 Đại Học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Cơn tần số nhĩ nhanh (Atrial High Rate Episodes: AHREs) có thể được phát hiện thông qua các thiết bị điện cấy trong tim. Tuy nhiên, tỷ lệ và các đặc điểm của nó vẫn chưa được xác định rõ. Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ và các đặc điểm của cơn tần số nhĩ nhanh ở bệnh nhân cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn hai buồng tim. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là một nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu bao gồm 145 bệnh nhân (tuổi trung bình 64.46 ± 16.38, nữ giới chiếm 53.1%) không có rung nhĩ lâm sàng được thực hiện từ tháng 12 năm 2020 đến tháng 01 năm 2022. Cơn tần số nhĩ nhanh được định nghĩa là những cơn nhịp nhĩ có tần số ≥ 190 lần/phút khi kiểm tra máy tạo nhịp. Kết quả: Sau 06 tháng theo dõi, cơn tần số nhĩ nhanh chiếm Tỷ lệ 30.34%. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm có AHRE và nhóm không có AHRE về tiền căn sử dụng thuốc chống loạn nhịp trước cấy máy ( p=0.001), tiền sử nhịp nhanh kịch phát trên thất (p<0.001), tỷ lệ phần tram ngoại tâm thu nhĩ trên Holter điện tim 24 giờ trước cấy máy và sức căng dọc thành thất trái (LV-GLS) (p=0.036). Kết luận: Tỷ lệ cơn tần số nhĩ nhanh sau 6 tháng theo dõi là 30,34%. Trong đó tiền sử sử dụng thuốc chống loạn nhịp, tiền sử có nhịp nhanh trên thất, tỷ lệ % ngoại tâm thu nhĩ trên Holter điện tâm đồ 24 giờ trước cấy máy và sức căng dọc thành thất trái thì tâm thu khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm có AHRE và không có AHRE.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Boriani G, Vitolo M, Imberti JF, Potpara TS and Lip G. What do we do about atrial high rate episodes? European Heart Journal Supplements. 2020;22:O42-O52.
2. Kirchhof P, Benussi S, Kotecha D, Ahlsson A, Atar D, Casadei B, Castella M, Diener HC, Heidbuchel H, Hendriks J, Hindricks G, Manolis AS, Oldgren J, Popescu BA, Schotten U, Van Putte B, Vardas P, Agewall S, Camm J, Baron Esquivias G, Budts W, Carerj S, Casselman F, Coca A, De Caterina R, Deftereos S, Dobrev D, Ferro JM, Filippatos G, Fitzsimons D, Gorenek B, Guenoun M, Hohnloser SH, Kolh P, Lip GY, Manolis A, McMurray J, Ponikowski P, Rosenhek R, Ruschitzka F, Savelieva I, Sharma S, Suwalski P, Tamargo JL, Taylor CJ, Van Gelder IC, Voors AA, Windecker S, Zamorano JL and Zeppenfeld K. 2016 ESC Guidelines for the management of atrial fibrillation developed in collaboration with EACTS. European journal of cardio-thoracic surgery : official journal of the European Association for Cardio-thoracic Surgery. 2016;50:e1-e88.
3. Hoàng QH, Trần SG and Đặng ĐM. Nghiên cứu các rối loạn nhịp nhĩ nhanh ở bệnh nhân mang máy tạo nhịp vĩnh viễn hai buồng trên 1 năm. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021;Tập 504.
4. Kishima H, Mine T, Fukuhara E and Ishihara M. Left ventricular stiffness assessed by diastolic Wall strain predicts asymptomatic atrial high-rate episodes in patients with pacemaker implantation. Journal of cardiology. 2021;77:195-200.
5. Lamas GA, Lee K, Sweeney M, Leon A, Yee R, Ellenbogen K, Greer S, Wilber D, Silverman R, Marinchak R, Bernstein R, Mittleman RS, Lieberman EH, Sullivan C, Zorn L, Flaker G, Schron E, Orav EJ and Goldman L. The mode selection trial (MOST) in sinus node dysfunction: design, rationale, and baseline characteristics of the first 1000 patients. American heart journal. 2000;140:541-51.
6. Kim M, Kim TH, Yu HT, Choi EK, Park HS, Park J, Lee YS, Kang KW, Shim J, Sung JH, Oh IY and Joung B. Prevalence and Predictors of Clinically Relevant Atrial High-Rate Episodes in Patients with Cardiac Implantable Electronic Devices. Korean circulation journal. 2021;51:235-247.
7. Russo C, Jin Z, Sera F, Lee ES, Homma S, Rundek T, Elkind MS, Sacco RL and Di Tullio MR. Left Ventricular Systolic Dysfunction by Longitudinal Strain Is an Independent Predictor of Incident Atrial Fibrillation: A Community-Based Cohort Study. Circulation Cardiovascular imaging. 2015;8:e003520.
8. Olsen FJ, Biering-Sørensen SR, Reimer Jensen AM, Schnohr P, Jensen GB, Svendsen JH, Møgelvang R and Biering-Sørensen T. Global longitudinal strain predicts atrial fibrillation in individuals without hypertension: A Community-based cohort study. Clinical research in cardiology: official journal of the German Cardiac Society. 2021;110:1801-1810.