KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU PHẪU THUẬT NỘI SOI HAI CỔNG HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ HẸP ỐNG SỐNG THẮT LƯNG MẤT VỮNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Phẫu thuật giải ép ống sống kết hợp với hàn xương liên thân đốt là chỉ định điều trị đối với các trường hợp hẹp ống sống kèm mất vững thất bại điều trị bảo tồn. Phẫu thuật nội soi hai cổng là một trong các kỹ thuật ít xâm lấn ngày càng được quan tâm và phát triển với nhiều ưu điểm so với các phẫu thuật hở truyền thống trong điều trị bệnh lý hẹp ống sống thắt lưng mất vững. Mục tiêu: Mô tả kỹ thuật và kết quả bước đầu của phẫu thuật nội soi hai cổng hỗ trợ điều trị hẹp ống sống thắt lưng mất vững một tầng (ULIF). Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả loạt ca, khảo sát 11 bệnh nhân được điều trị với phẫu thuật nội soi hai cổng hỗ trợ điều trị hẹp ống sống thắt lưng mất vững một tầng ở Bệnh viện Đại Học Y Dược từ tháng 1/2023 đến 12/2023 . Thang điểm đau lưng, đau chân (VAS), điểm chức năng (ODI) và các chỉ số hình ảnh học được ghi nhận và so sánh ở các thời điểm trước mổ và 1 tuần, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng sau mổ. Kết quả: 11 bệnh nhân (8 nữ, 3 nam) với tuổi trung bình 60,2 ± 10,9 mắc bệnh lý hẹp ống sống thắt lưng mất vững thất bại với điều trị bảo tồn được phẫu thuật ULIF. Điểm VAS trung bình cho đau chân giảm từ 7,45 ± 1,29 điểm xuống 1,00 ± 0,77 điểm và điểm VAS trung bình cho đau lưng giảm từ 6,55 ± 2,02 điểm xuống 1,36 ± 0,81 điểm. Điểm số ODI trung bình đã cải thiện đáng kể từ 67,36 ± 16,70 % giảm còn 23,45 ± 9,64 %. Chiều cao đĩa đệm cải thiện từ 6,73 ± 2,76 mm lên 10,82 ± 1,78 mm, góc đĩa cải thiện từ 2,73 ± 2,280 lên 5,55 ± 4,800. Chưa ghi nhận các biến chứng liên quan đến phẫu thuật. Kết luận: Phẫu thuật ULIF bước đầu cho thấy sự hiệu quả và an toàn trong điều trị bệnh lý hẹp ống sống thắt lưng mất vững.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Yang H, Cheng F, Hai Y, Liu Y, Pan A. Unilateral biportal endoscopic lumbar interbody fusion enhanced the recovery of patients with the lumbar degenerative disease compared with the conventional posterior procedures: A systematic review and meta-analysis. Frontiers in neurology. 2022;13:1089981.
3. Sihvonen T, Herno A, Paljarvi L, Airaksinen O, Partanen J, Tapaninaho A. Local denervation atrophy of paraspinal muscles in postoperative failed back syndrome. Spine. 1993;18(5):575-581.
4. Foley KT, Holly LT, Schwender JD. Minimally invasive lumbar fusion. Spine. 2003;28(15 Suppl):S26-35.
5. Man-Kyu Park S-KS. Biportal Endoscopic Lumbar Interbody Fusion: Review of Current Evidence and the Literature. Journal of Minimally Invasive Spine Surgery and Technique. 2021;6(1):S171-S178.
6. Kim JE, Yoo HS, Choi DJ, Park EJ, Jee SM. Comparison of Minimal Invasive Versus Biportal Endoscopic Transforaminal Lumbar Interbody Fusion for Single-level Lumbar Disease. Clinical spine surgery. 2021;34(2):E64-E71.
7. Park MK, Park SA, Son SK, Park WW, Choi SH. Clinical and radiological outcomes of unilateral biportal endoscopic lumbar interbody fusion (ULIF) compared with conventional posterior lumbar interbody fusion (PLIF): 1-year follow- up. Neurosurgical review. 2019;42(3):753-761.
8. Heo DH PC. Clinical results of percutaneous biportal endoscopic lumbar interbody fusion with application of enhanced recovery after surgery. Neurosurgical focus. 2019;46(4):E18.
9. Liu G, Liu W, Jin D, Yan P, Yang Z, Liu R. Clinical outcomes of unilateral biportal endoscopic lumbar interbody fusion (ULIF) compared with conventional posterior lumbar interbody fusion (PLIF). The spine journal : official journal of the North American Spine Society. 2023;23(2):271-280.
10. Lin GX, Yao ZK, Zhang X, Chen CM, Rui G, Hu BS. Evaluation of the Outcomes of Biportal Endoscopic Lumbar Interbody Fusion Compared with Conventional Fusion Operations: A Systematic Review and Meta-Analysis. World Neurosurg. 2022;160:55-66.