MỨC ĐỘ CẢI THIỆN TƯ THẾ ĐẦU NGÃ VỀ TRƯỚC CỦA ĐỘNG TÁC ƯỠN CỔ THEO PHƯƠNG PHÁP DƯỠNG SINH NGUYỄN VĂN HƯỞNG TRÊN SINH VIÊN CÓ TƯ THẾ ĐẦU NGÃ VỀ TRƯỚC

Nguyễn Thị Phượng 1, Võ Trọng Tuân 1,
1 Đại học Y Dược TP.HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát mức độ thay đổi góc chẩm đội của động tác ưỡn cổ theo phương pháp dưỡng sinh Nguyễn Văn Hưởng trên đối tượng sinh viên có tư thế đầu ngã về trước. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp ngẫu nhiên không nhóm chứng. Thực hiện trên 60 sinh viên khỏe mạnh Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, thời gian từ  12/2022 – 05/2023. Tình nguyện viên (TNV) được chia ngẫu nhiên làm hai nhóm tập: 15 phút và 7 phút, trong 8 tuần, 3 ngày/tuần. Đầu tiên xác định vị trí đốt C7 sau đó xác định điểm trước vành tai, mỏm vai và được đánh dấu bằng một sticker, điện thoại được đặt ở phía bên trái tình nguyện viên trên một giá đỡ ba chân cách tình nguyện 80 cm ngang với đốt sống C7 và chụp 3 lần, ảnh được chuyển vào phần mềm AutoCAD để  tính toán và lấy trung bình góc CVA. Kết quả: Góc chẩm đội (CVA) sau  tập của nhóm 15 phút tăng 9,74o so với trước tập (p <0,05) có ý nghĩa thống kê, góc CVA sau tập của nhóm 7 phút tăng 7,79o so với trước tập (p <0,05) có ý nghĩa thống kê,  kết quả góc CVA sau tập ở cả 2 nhóm đều tăng  có ý nghĩa  so với trước tập (p< 0.05). Góc CVA ở nhóm tập 15 phút tăng hơn nhóm tập 7 phút là 1,95o và sự khác biệt giữa hai nhóm sau tập có ý nghĩa thống kê (p <0,05). Kết luận: Tập động tác ưỡn cổ theo phương pháp dưỡng sinh Nguyễn Văn Hưởng làm tăng góc CVA sau  tập ở cả  hai nhóm tập 15 phút và 7 phút và cải thiện tư thế đầu ngã về trước.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Heydari Z., Sheikhhoseini R., Shahrbanian S., Piri H. Establishing minimal clinically important difference for effectiveness of corrective exercises on craniovertebral and shoulder angles among students with forward head posture: a clinical trial study. BMC pediatrics. Apr 27 2022;22(1):230.
2. Kang N. Y., Im S. C., Kim K. Effects of a combination of scapular stabilization and thoracic extension exercises for office workers with forward head posture on the craniovertebral angle, respiration, pain, and disability: A randomized-controlled trial. Turkish journal of physical medicine and rehabilitation. Sep 2021;67(3):291-299.
3. Lee S. M., Lee C. H., O'Sullivan D., Jung J. H., Park J. J. Clinical effectiveness of a Pilates treatment for forward head posture. Journal of physical therapy science. Jul 2016;28(7):2009-13
4. Ramalingam Vinodhkumar, Subramaniam Ambusam. J Scopus IJPHRD Citation Score. Prevalence and associated risk factors of forward head posture among university students. 2019;10(7):775.
5. Cochrane Maria Elizabeth, Tshabalala Muziwakhe Daniel, Hlatswayo Nkateko Climax, et al. The short-term effect of smartphone usage on the upper-back postures of university students. 2019;6(1):1627752.
6. Võ Trọng Tuân, Phạm Huy Hùng. Phương pháp dưỡng sinh. NXB Đại học quốc gia TP.HCM 2021:54,79-80,98 -101
7. Andersen Lars L, Saervoll Charlotte A, Mortensen Ole S, Poulsen Otto M, Hannerz Harald, Zebis Mette K J Pain®. Effectiveness of small daily amounts of progressive resistance training for frequent neck/shoulder pain: randomised controlled trial. 2011;152(2):440-446.
8. Kebaetse M., McClure P., Pratt N. A. Thoracic position effect on shoulder range of motion, strength, and three-dimensional scapular kinematics. Archives of physical medicine and rehabilitation. Aug 1999;80(8):945-50