ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÔ CẢM CỦA GÂY MÊ KHÔNG OPIOID TRONG PHẪU THUẬT CẮT ĐẠI, TRỰC TRÀNG

Vũ Thị Thanh Nga1,2,, Lưu Thị Thanh Duyên 1, Cao Thị Bích Hạnh 1, Nguyễn Trung Kiên 2
1 Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp – Hải Phòng
2 Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: So sánh hiệu quả giảm đau trong phẫu thuật của gây mê có hoặc không sử dụng opioid cho phẫu thuật cắt đại, trực tràng. Phương pháp: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có so sánh trên 98 bệnh nhân (BN) phẫu thuật cắt đại, trực tràng. Các BN được chia thành nhóm gây mê có sử dụng opioid (Nhóm OA, n = 49), kiểm soát đau trong mổ bằng Fentanyl và nhóm gây mê không sử dụng opioid (nhóm FOA, n = 49) kiểm soát đau trong mổ bằng truyền tĩnh mạch liên tục lidocain, ketamin kết hợp với levobupivacain đường NMC. Theo dõi liên tục mạch, huyết áp, độ mê, chỉ số đánh giá độ đau SPI và ghi nhận tại các thời điểm: tiền mê (T1), sau đặt NKQ (T4), ngay sau rạch da (T6), giải phóng đại/trực tràng (T7), cắt đoạn đại/trực tràng (T9), lập lưu lại thông đường tiêu hóa (T10), ngay khi đóng da xong (T13), khi mở mắt (T14). Kết quả: Nhịp tim và huyết áp trung bình giữa hai nhóm ở các thời điểm nghiên cứu khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Chỉ số đánh giá độ đau SPI của hai nhóm đều trong phạm vi đủ cho phẫu thuật khác biệt giữa hai nhóm tại các thời điểm T4 đến T13 với p > 0,05. Số lần điều chỉnh độ đau trung bình nhóm FOA (0,29 ± 0,54) thấp hơn so với nhóm OA (0,88 ± 0,83) với p = 0,0001. So với nhóm OA, nhóm FOA có thời gian rút ống nội khí quản (NKQ), thời gian đạt 10 điểm Aldrete và thời gian trung tiện thấp hơn có ý nghĩa (p < 0,05). Dấu hiệu buồn nôn, nôn và phải dùng ondasetron ở nhóm FOA cũng thấp hơn so với nhóm OA (p < 0,05). Kết luận: Gây mê không opioid đạt hiệu quả giảm đau tốt trong phẫu thuật cắt đại, trực tràng. Số lần điều chỉnh độ đau thấp hơn, thời gian rút ống nội khí quản và thời gian trung tiện ngắn hơn so với nhóm sử dụng opioid. Tỷ lệ tác dụng phụ thấp hơn so với nhóm sử dụng opioid.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Beloeil H., Laviolle B., Menard C. et al. (2018) POFA trial study protocol: a multicentre, double-blind, randomised, controlled clinical trial comparing opioid-free versus opioid anaesthesia on postoperative opioid-related adverse events after major or intermediate noncardiac surgery. BMJ Open, 8 (6), e020873.
2. Tikuišis R., Miliauskas P., Samalavičius N. et al. (2014) Intravenous lidocaine for post-operative pain relief after hand-assisted laparoscopic colon surgery: a randomized, placebo-controlled clinical trial. Techniques in coloproctology, 18, 373-380.
3. Herroeder S., Pecher S., Schönherr M. E. et al. (2007) Systemic Lidocaine Shortens Length of Hospital Stay After Colorectal Surgery. Annals of Surgery, 246 (2), 192–200.
4. Soffin E. M., Wetmore D. S., Beckman J. D. et al. (2019) Opioid-free anesthesia within an enhanced recovery after surgery pathway for minimally invasive lumbar spine surgery: a retrospective matched cohort study. Neurosurgical Focus, 46 (4), E8.
5. Wick EC G. M., Wu CL (2017) Postoperative multimodal analgesia pain management with nonopioid analgesics and techniques: a review. JAMA Surg 152 (7), p. 691–697.
6. Tucker A. P., Kim Y. I., Nadeson R. et al. (2005) Investigation of the potentiation of the analgesic effects of fentanyl by ketamine in humans: a double-blinded, randomised, placebo controlled, crossover study of experimental pain [ISRCTN83088383]. BMC anesthesiology, 5, 1-12.
7. Stubhaug A., Breivik H., Eide P. et al. (1997) Mapping of punctuate hyperalgesia around a surgical incision demonstrates that ketamine is a powerful suppressor of central sensitization to pain following surgery. Acta Anaesthesiologica Scandinavica, 41 (9), 1124-1132.
8. Kim S. H., Ok S. Y., Park S. Y. et al. (2013) Opioid sparing effect of low dose ketamine in patients with intravenous patient-controlled analgesia using fentanyl after lumbar spinal fusion surgery. Korean Journal of Anesthesiology, 64 (6), 524-528.