VAI TRÒ NHUỘM KÉP P16/KI-67 TRONG SÀNG LỌC UNG THƯ CỔ TỬ CUNG

Phạm Thị Mây 1,, Lê Trung Thọ 2, Lê Hoài Chương 1, Trần Thị Huyền 1, Nguyễn Thị Nhường1
1 Bệnh viện Phụ sản Trung ương
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Chương trình sàng lọc ung thư cổ tử cung đã giúp giảm tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư cổ tử cung. Hiện nay, các chương trình sàng lọc ung thư cổ tử cung trên toàn thế giới đang chuyển từ sàng lọc tế bào học sang xét nghiệm DNA HPV. Mặc dù xét nghiệm DNA HPV mang lại độ nhạy cao và giá trị tiên đoán âm tính nhưng độ đặc hiệu đối với tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung còn hạn chế. Phần lớn các trường hợp nhiễm HPV chỉ thoáng qua và không gây ra tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung, nên cần có các phương pháp phân loại hiệu quả để giảm số trường hợp soi cổ tử cung không cần thiết. Nhiều nghiên cứu gần đây đã chứng minh phương pháp tế bào học nhuộm kép với sự kết hợp 2 dấu ấn sinh học p16/Ki-67 có giá trị độ nhạy và độ đặc hiệu cao phát hiện CIN2+ và CIN3+ hơn so với xét nghiệm HPV. P16 là chất ức chế khối u và Ki-67 là chất đánh giá sự tăng sinh của tế bào. Tế bào bình thường sẽ không đồng thời có biểu hiện của cả p16 và Ki-67. Nhuộm kép p16/Ki-67 đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt năm 2020 để phân loại phụ nữ dương tính với HPV, trong sàng lọc HPV đơn thuần hoặc đồng xét nghiệm tế bào học-HPV. Trong bài tổng quan này chúng tôi sẽ thảo luận về tầm quan trọng của phương pháp nhuộm kép p16/Ki-67 và tóm tắt cơ sở ứng dụng của nhuộm kép trong sàng lọc, phân loại tổn thương tiền ung thư cổ tử cung.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Wright CT, Stoler HM, Behrens M C, et al. (2015), Primary cervical cancer screening with human papillomavirus: End of study results from the ATHENA study using HPV as the first-line screening test. Gynecologic Oncology, 136(2), 189-197.
2. Nicolas Wentzensen, Barbara Fetterman, Philip E. Castle, et al (2015), p16/Ki-67 dual stain cytology for detection of cervical precancer in HPV-positive women. Natl Cancer Inst.107(12), 257.
3. Andraž Dovnik, Alenka Repše Fokter (2023), The Role of p16/Ki67 Dual Staining in Cervical Cancer Screening. Curr Issues Mol Biol.45(10), 8476-8491.
4. Phạm Thị Mây, Lê Trung Thọ, Lê Hoài Chương, et al (2019), Giá trị nhuộm kép p16/ Ki-67 trong phân loại các trường hợp bất thường tế bào ASC, LSIL. Tạp chí Phụ sản.16(3), p. 6-8.
5. Wentzensen N., von Knebel Doeberitz M (2007), Biomarkers in cervical cancer screening, Dis Markers.23, 315-330.
6. Hans Ikenberg, Christine Bergeron, Dietmar Schmidt, et al (2013), Screening for cervical cancer precursors with p16/Ki-67 dual-stained cytology: Results of the PALMS study. JNCI J Natl Cancer Inst. 105(20), 1550-1557.
7. Schmidt D., Bergeron C., Denton K.J., Ridder R. (2011), p16/ki-67 dual-stain cytology in the triage of ASCUS and LSIL papanicolaou cytology: Results from the European equivocal or mildly abnormal Papanicolaou cytology study. Cancer Cytopathol. 119:158-166.
8. K.Ulrich Petry, Dietmar Schmidt, Sarah Scherbring et al (2011), Triaging Pap cytology negative, HPV positive cervical cancer screening results with p16/Ki-67 Dual-stained cytology. Gynecologic Oncology.121(3), 505-509.
9. Ordi J., Sagasta A., Munmany M., Rodiguez CL., et al (2014), Usefulness of p16/Ki67 immunostaining in the triage of women referred to colposcopy. Cancer Cytopathology. 122(3):227-35.
10. White C, Bakhiet S, Bates M, Keegan H, Pilkington L, Ruttle C. et al. (2016) Triage of LSIL/ASC-US with p16/Ki-67 dual staining and human papillomavirus testing: a 2-year prospective study. Cytopathology. 27:269–76.