NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM GÃY XƯƠNG ĐỐT SỐNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN LOÃNG XƯƠNG Ở NGƯỜI TRÊN 50 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2021-2023

Phan Trần Xuân Quyên 1,, Nguyễn Thái Hòa 1,2, Huỳnh Kim Tiền 1, Phan Lý Hiếu 2, Dương Thị Mỹ Linh 1
1 Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Gãy xương đốt sống ở bệnh nhân loãng xương tuy không phải là một bệnh lý cấp tính nhưng hậu quả để lại khiến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân giảm đáng kể. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ, mô tả đặc điểm của gãy xương đốt sống liên quan loãng xương và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân trên 50 tuổi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 74 bệnh nhân loãng xương không có tiền sử chấn thương cột sống trước đó trên 50 tuổi nhập viện tại khoa Nội Tổng hợp bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2021-2023. Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang. Kết quả: trong 74 trường hợp loãng xương được nghiên cứu có 66,2% trường hợp gãy xương liên quan loãng xương, tỷ lệ nữ giới cao hơn nam giới, chủ yếu nằm trong độ tuổi 60-80 tuổi. Tuổi trung bình trong nghiên cứu là 72,18 ± 9,55 tuổi. Gãy xương ở cột sống ngực và cột sống thắt lưng chiếm 55,%. Vị trí gãy nhiều nhất là ở L1 33,8% với kiểu gãy lún chiếm đa số là 42,9%. Gãy độ 1 40,7%, độ 2 36,7% và độ 3 22,6%. Những yếu tố liên quan với gãy xương đốt sống là tiền sử gãy xương (p<0,001), tiền sử té ngã (p<0,001), sử dụng corticoid (p=0,001), mật độ xương (p<0,001), tuổi mãn kinh ở nữ giới (p=0,011). Kết luận: Gãy xương đốt sống liên quan loãng xương chiếm tỷ lệ cao 66,2% ở bệnh nhân loãng xương. Đa số bệnh nhân gãy đốt sống T11-L1, kiểu gãy lún và lõm chiếm ưu thế hơn và nhiều nhất là gãy độ 1. Bệnh nhân loãng xương có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến gãy xương như tuổi cao, mật độ xương thấp, tuổi mãn kinh sớm, sử dụng corticoid, tiền sử té ngã, tiền sử gãy xương,...

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thái Hòa, Huỳnh Thanh Hiền, Nguyễn Đình Khoa, "Khảo sát tỉ lệ gãy xương đốt sống và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân loãng xương cao tuổi", Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2019. 22-23-24-25, tr18-24
2. Trương Trí Khoa, Nguyễn Thanh Huân và Nguyễn Đức Công, "Nghiên cứu đặc điểm và các yếu tố liên quan của gãy xương đốt sống trên người cao tuổi bị loãng xương", Tạp chí Y học Việt Nam. 2022. 528(2), tr. 103-109.
3. Hồ Phạm Thục Lan, "Quy mô gãy xương đốt sống ở người Việt", Thời sự y học. 2011. 63, tr. 11-16.
4. Huỳnh Ngọc Phương Thanh và Huỳnh Thanh Hiền, "Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân gãy lún đốt sống thắt lưng do loãng xương tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2021-2022". Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2022. 53, tr. 19-26.
5. Beatrice Bouvard, Cédric Annweiler và Erick Legrand, "Osteoporosis in older adults", Joint Bone Spine. 2021. 88(3), tr. 105135.
6. Coughlan Tara and Frances Dockery, "Osteoporosis and fracture risk in older people", Clinical medicine. 2014. 14(2), pp. 187.
7. Hongwei Wang and et al, "Epidemiology of spinal fractures among the elderly in Chongqing, China", Injury. 2012. 43(12), tr. 2109-2116.
8. Lems WF and et al, "Vertebral fracture: epidemiology, impact and use of DXA vertebral fracture assessment in fracture liaison services", Osteoporosis International. 2021. 32, tr. 399-411.