MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, GIẢI PHẪU BỆNH TRONG ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT UNG THƯ BIỂU MÔ TRỰC TRÀNG

Minh Trọng Nguyễn 1,, Hoàng Hà Phạm 2, Xuân Hùng Nguyễn 2, Đức Minh Tống 3
1 Bệnh viện K
2 Bệnh viện Việt Đức
3 Học viện Quân Y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và giải phẫu bệnh trong điều trị phẫu thuật ung thư biểu mô trực tràng tại trung tâm phẫu thuật Đại trực tràng – tầng sinh môn, bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 109 bệnh nhân được chẩn đoán UTBMTT được điều trị phẫu thuật tại Trung tâm phẫu thuật Đại trực tràng – Tầng sinh môn, bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ 10/2016 đến 05/2019. Kết quả: Tuổi trung bình mắc ung thư trực tràng là 63,48 ± 12,22 (tuổi), chủ yếu là nam giới chiếm 66,97%; độ tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là từ 60 – 69 với 33,94%. Lý do vào viện do đại tiện nhầy máu (82,57%) là chủ yếu. Thời gian trung bình phát hiện bệnh là 3,72 ± 4,20 (tháng), đa số bệnh nhân được phát hiện bệnh sớm trong 3 tháng đầu chiếm 66,06%. Triệu chứng đại tiện nhày máu chiếm 90,83%, gầy sút cân chiếm 39,45%. Tổn thương giải phẫu bệnh đại thể dạng loét sùi (40,37%), thể UTBM tuyến (87,16%) chiếm chủ yếu, phần lớn UTTT có độ biệt hóa vừa (83,49%). Hơn 50% chưa có di căn hạch vùng (59,63%). Mức độ xâm lấn khối U ở giai đoạn T3 chiếm tỷ lệ 68,80%. Kết luận: Tỷ lệ mắc UTTT chủ yếu là nam giới, tuổi trung bình là 63,48 ± 12,22 (tuổi). Lý do vào viện do đại tiện nhầy máu (82,57%) chiếm chủ yếu. Thời gian phát hiện bệnh chủ yếu trong 3 tháng đầu. Triệu chứng đại tiện nhày máu 90,83%), gầy sút cân (39,45%). Tổn thương giải phẫu bệnh dạng loét sùi (40,37%), thể UTBM tuyến (87,16%) chiểm chủ yếu, phần lớn UTTT có độ biệt hóa vừa (83,49%). UTTT chưa có di căn hạch vùng (59,63%). Mức độ xâm lấn khối U ở giai đoạn T3 chiếm tỷ lệ chủ yếu (68,80%).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Anh Cường (2017), Nghiên cứu đặc điểm di căn hạch và kết quả điều trị phẫu thuật ung thƣ trực tràng tại bệnh viện K, Luận án Tiến sĩ, Đại học Y Hà Nội.
2. Mai Đình Điểu (2014), Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi trong điều trị ung thư trực tràng, Luận án Tiến sĩ, Đại học Y dược Huế.
3. Quách Văn Kiên (2019), Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi bảo tồn cơ thắt trong ung thư trực tràng giữa và dưới, Luận án Tiến sĩ, Đại học Y Hà nội.
4. Phạm Cẩm Phương (2013), Nghiên cứu hiệu quả của hóa xạ trị tiền phẫu trong điều trị bệnh ung thư trực tràng giai đoạn xâm lấn, Luận án Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
5. Lê Quốc Tuấn (2020), Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt đoạn và nối máy trong điều trị ung thư trực tràng giữa và thấp, Luận án Tiến sĩ y học, Trường đại học Y Hà Nội.
6. Freddie Bray, Jacques Ferlay, Isabelle Soerjomataram, et al. Global Cancer Statistics 2018: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries. Ca Cancer J Clin (2018); 68: 394–424.
7. American Joint Committee On Cancer. AJCC Cancer Staging Manual Seventh Edition (2010): 143-164.
8. Jin C. Kim, Chang S. Yu, Seok-B Lim, et al. Outcomes of ultra-low anterior resection combined with or without intersphincteric resection in lower rectal cancer patients. Int J Colorectal Dis (2015): 1-11.