KẾT QUẢ TRUNG HẠN TẠO THÔNG NỐI ĐỘNG TĨNH MẠCH ĐỂ CHẠY THẬN NHÂN TẠO TRÊN BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN

Lê Đức Tín 1,, Văn Thị Hiếu 2, Trần Thị Thùy Vy 2
1 Bệnh viện Chợ Rẫy
2 Bệnh viện Quốc tế Minh Anh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tại Việt Nam, ước tính có khoảng 8 triệu người mắc bệnh suy thận mạn, trong đó giai đoạn từ III đến V chiếm 3,1 – 3,6% [3]. Ngày nay, chạy thận nhân tạo là phương pháp phổ biến trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Đây là phương pháp lọc máu bằng cách tạo một vòng tuần hoàn ngoài cơ thể nhằm mục đích thông qua máy lọc lấy đi những chất cặn bã và nước dư thừa nhờ các cơ chế: siêu lọc, khuếch tán, đối lưu. Đa số bệnh nhân cần được chạy thận từ 12- 18 giờ/ tuần và thường định kỳ 3 lần/ tuần. Phẫu thuật tạo thông động tĩnh mạch để chạy thận định kỳ trên những bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối là hết sức cần thiết. Phương pháp: Hồi cứu mô tả loạt ca. Kết quả: Nghiên cứu có tuổi trung bình 55,5 ± 15,1; nữ giới chiếm đa số, rối loạn chuyển hoá lipid máu, tăng huyết áp và đái tháo đường chiếm tỉ lệ lần lượt 97,9%,  94% và 79,2% mẫu nghiên cứu. Vị trí phẫu thuật vùng cổ tay giữa động mạch quay và tĩnh mạch đầu chiếm đa số, 50,6% mẫu nghiên cứu. Chúng tôi thường kèm thắt nhánh tĩnh mạch đường về sau khi phẫu thuật tạo thông động tĩnh mạch, chiếm 91,5% mẫu nghiên cứu. Tỉ lệ thành công về kỹ thuật đạt 96,2%. Tai biến ghi nhận nhiễm trùng vết mổ chiếm 7,7%; tụ máu chiếm 6,4%; và tắc mạch 1,7%. Tỉ lệ lưu thông mạch máu chiếm 82,3% mẫu nghiên cứu. Biến chứng trung hạn có hội chứng cướp máu bàn tay chiếm 10,6%; phù tay chiếm 5,1% mẫu nghiên cứu. Kết luận: Kết quả lưu thông mạch máu ở giai đoạn trung hạn của  phẫu thuật tạo thông động tĩnh mạch trên bệnh nhân suy thận mạn được hiện an toàn, hiệu quả, ít biến chứng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. William E.Mitch (2012). Chronic kidney disease, Gold n’s Medicine, 24th edition, 1, 810-818.
2. Andrew S Levey, Josef Coresh (2012). Chronic kidney disease, Lancet, 379, 165-180.
3. Vivekanand Jha (2009), Current status of chronic kidney disease care in Southest Asia,Seminars in Nephrology, 29(5),487-496.
4. Gjorgjievski N, Dzekova-Vidimliski P, Gerasimovska V, Pavleska-Kuzmanovska S, Gjorgievska J, Dejanov P, Sikole A, Ivanovski N. Primary Failure of the Arteriovenous Fistula in Patients with Chronic Kidney Disease Stage 4/5. Open Access Maced J Med Sci. 2019 Jun 15;7(11):1782-1787.
5. Nguyen B, Duong MC, Diem Tran HN, Do KQ, Nguyen KTT. Arteriovenous fistula creation by nephrologist and its outcomes: a prospective cohort study from Vietnam. BMC Nephrol. 2023 Apr 4;24(1):88.
6. Schmidli J, Widmer MK, Basile C, de Donato G, Gallieni M, Gibbons CP, et al. Editor’s choice – vascular Access: 2018 clini- cal practice Guidelines of the European Society for Vascular Surgery (ESVS). Eur J Vasc Endovasc Surg. 2018;55(6):757– 818.
7. McLafferty RB, Pryor RW, Johnson CM, Ramsey DE, Hodgson KJ. Outcome of a comprehensive follow-up program to enhance maturation of autogenous arteriovenous hemodialysis access. J Vasc Surg. 2007; 45(5):981-5.
8. Pfister M, d'Avalos LV, Müller PC, de Rougemont O, Bonani M, Kobe A, Puippe G, Nickel F, Rössler F. Long-term patency of arteriovenous fistulas for hemodialysis: A decade's experience in a transplant unit. Hemodial Int. 2023 Oct;27(4):388-399.
9. Huber TS, Carter JW, Carter RL, Seeger JM. Patency of autogenous and polytetrafluoroethylene upper extremity arteriovenous hemodialysis accesses: a systematic review. J Vasc Surg. 2003 Nov;38(5):1005-11.
10. Hossain S, Sharma A, Dubois L, DeRose G, Duncan A, Power AH. Preoperative point-of-care ultrasound and its impact on arteriovenous fistula maturation outcomes. J Vasc Surg. 2018; 68(4):1157-1165.