TÌNH HÌNH NHIỄM NẤM TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG GIAI ĐOẠN 2020 - 2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Việc sử dụng rộng rãi và không hợp lý các thuốc kháng nấm làm tăng sự chọn lọc các chủng vi nấm kháng thuốc, gia tăng chi phí điều trị. Cần đánh giá tỷ lệ đề kháng của các thuốc kháng nấm đang dùng hiện nay để có biện pháp sử dụng và quản lý thuốc hợp lý. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ soi tìm nấm và cấy nấm dương tính; phân tích xu hướng đề kháng với thuốc kháng nấm của các loại vi nấm phổ biến giai đoạn 2020-2022 tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang thực hiện trên các mẫu xét nghiệm soi tìm nấm, cấy nấm, định danh và làm kháng nấm đồ tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ 01/2020 đến hết 12/2022. Sự khác biệt về xu hướng đề kháng với thuốc kháng nấm qua các năm và giữa các khoa lâm sàng được khảo sát bằng phép kiểm Chi bình phương. Kết quả: Từ năm 2020-2022, các chủng vi nấm thường gặp tại bệnh viện là Trichophyton spp (33,7%), Candida non albicans (28,3%), Aspergillus spp (15,4%), Candida albicans (13,3%) và Penicillium spp (3,5%). Có sự khác biệt về tỷ lệ dương tính giữa các kỹ thuật xác định khác nhau. Trong đó, tỷ lệ dương tính với nấm bằng nuôi cấy ở bệnh phẩm da cao hơn so với các kỹ thuật soi nhuộm và ngược lại với các bệnh phẩm khác. Tỷ lệ thực hiện kháng nấm đồ là 13,3% và chỉ thực hiện được trên các loài Candida. Nhìn chung, nhóm Candida non albicans có tỷ lệ đề kháng cao hơn C.albicans đặc biệt tỷ lệ đề kháng với nhóm Azole cao và có xu hướng gia tăng theo từng năm nhưng không có ý nghĩa thống kê. Mô hình đề kháng của các loài Candida của các khoa lâm sàng tương tự với mô hình đề kháng của toàn viện. Kết luận: Nấm da và Candida là các chủng vi nấm gây bệnh phổ biến tại bệnh viện. Trong đó ghi nhận tỷ lệ đề kháng cao và có sự gia tăng theo từng năm của nhóm Candida non albicans, đặc biệt là với nhóm kháng nấm Azole.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Brown, G.D., et al., Hidden killers: human fungal infections. Sci Transl Med, 2012. 4(165): p. 165rv13.
3. Hoenigl, M., et al., COVID-19-associated fungal infections. Nature Microbiology, 2022. 7(8): p. 1127-1140.
4. Begum, J., et al., Recent advances in the diagnosis of dermatophytosis. J Basic Microbiol, 2020. 60(4): p. 293-303.
5. Sabino, R. and N. Wiederhold, Diagnosis from Tissue: Histology and Identification. Journal of Fungi, 2022. 8(5): p. 505.
6. Hadrich, I. and A. Ayadi, Epidemiology of antifungal susceptibility: Review of literature. J Mycol Med, 2018. 28(3): p. 574-584.
7. Pristov, K.E. and M.A. Ghannoum, Resistance of Candida to azoles and echinocandins worldwide. Clin Microbiol Infect, 2019. 25(7): p. 792-798.