ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN GIẤC NGỦ, TRẦM CẢM VÀ LO ÂU Ở NGƯỜI BỆNH ĐAU VAI MẠN TÍNH

Ngụy Lê Phương Thảo 1, Nguyễn Ngọc Huyền 1, Lê Thị Phương 1, Nguyễn Trung Hiếu 1,
1 Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tình trạng rối loạn giấc ngủ, lo âu, trầm cảm trên bệnh nhân đau vai mạn tính. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 54 bệnh nhân đau vai mạn tính đến khám và điều trị tại Khoa phòng khám, Bệnh viện Đại học Y Dược Tp. HCM từ tháng 01/2023 đến tháng 05/2023. Kết quả: Tuổi trung bình là 47.3±13.5 tuổi. Tỷ lệ người bệnh nữ là 44.4%, người bệnh nam là 55.6%. Điểm đau trung bình theo thang đo VAS là 5.5±1.5. Trong đó, đau vai mức độ nặng chiếm 31.5%, trung bình chiếm 59.2%, và nhẹ chiếm 9.3%. Có 37% người bệnh có tình trạng rối loạn giấc ngủ theo thang đo Pittsburgh, 22.2% người bệnh có tình trạng rối loạn lo âu theo thang đo GAD-7, và 16.7% người bệnh có biểu hiện trầm cảm theo thang đo PHQ-9. Người bệnh đau vai nặng có tỷ lệ rối loạn giấc ngủ cao hơn có ý nghĩa thống kê so với người bệnh đau vai nhẹ-trung bình (p=0.008). Tỷ lệ trầm cảm cũng cao hơn có ý nghĩa thống kê ở người bệnh có rối loạn giấc ngủ so với người bệnh không có rối loạn giấc ngủ (30% vs 8.8%, p=0.044). Kết luận: Người bệnh bị đau vai mạn tính có một tỷ lệ khá cao bị rối loạn giấc ngủ, lo âu, và trầm cảm. Đau vai càng nặng thì càng dễ bị rối loạn giấc ngủ, và có thể dẫn đến trầm cảm. Do đó, bên cạnh các điều trị dùng thuốc và tập vật lý trị liệu cho người bệnh đau vai mạn thì việc tầm soát và điều trị đồng thời tình trạng rối loạn giấc ngủ, lo âu, trầm cảm là hết sức cần thiết.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Cho CH, Jung SW, Park JY, Song KS, Yu KI, "Is shoulder pain for three months or longer correlated with depression, anxiety, and sleep disturbance?," J Shoulder Elbow, pp. 22(2):222-8, 2013.
2. Alizadehkhaiyat O, Fisher AC, Kemp GJ, et al, "Pain, functional disability, and psychologic status in tennis elbow," Clin J Pain, pp. 23(6):482-9, 2007 Jul.
3. Börsbo B, Peolsson M, Gerdle B, "Catastrophizing, depression, and pain: correlation with and influence on quality of life and health - a study of chronic whiplash - associated disorders," J Rehabil Med, pp. 40(7):562-9, 2008.
4. Celiker R, Borman P, Oktem F, et al, "Psychological disturbance in fibromyalgi relation to pain severity," Clin Rheumatol, pp. 16(2):179-84, 1997.
5. Tekeoglu I, Ediz L, Hiz O, et al, "The relationship between shoulder impingement syndrome and sleep quality," Eur Rev Med Pharmacol Sci, pp. 17(3):370-4.
6. Bagheri F, Ebrahimzadeh MH, Moradi A, Bidgoli HF, "Factors Associated with Pain, Disability and Quality of Life in Patients Suffering from Frozen Shoulder," Arch Bone Jt Surg, pp. 4(3):243-247, 2016.
7. Smith MT, Perlis ML, Smith MS, et al, "Sleep quality and presleep arousal in chronic pain," J Behav Med, no. 10.1023/a:1005444719169. PMID: 10749008, pp. 23(1):1-13, 2000 Feb
8. Ding H, Tang Y, Xue Y, et al, "A report on the prevalence of depression and anxiety in patients with frozen shoulder and their relations to disease status," Psychol Health Med, pp. 19(6):730-737, 2014.
9. Cho CH, Seo HJ, Bae KC, et al, "The impact of depression and anxiety on self-assessed pain, disability, and quality of life in patients scheduled for rotator cuff repair," Journal of Shoulder and Elbow Surgery, pp. 22(9):1160-1166, 2013.