RỐI LOẠN LIPID MÁU VÀ MỨC ĐỘ VẬN ĐỘNG THỂ LỰC Ở NGƯỜI ĐẾN KHÁM SỨC KHỎE TỔNG QUÁT TẠI PHÒNG KHÁM ĐA KHOA TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

Phan Kim Mỹ 1, Phan Văn Báu 2, Trần Đức Sĩ1,
1 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
2 Bệnh viện Nhân dân 115

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Rối loạn lipid máu (RLLM), một bệnh lý không lây đặc trưng bởi mức lipid tăng cao trong huyết tương, đang có xu hướng ngày càng tăng cao ở Việt Nam. Các biến chứng bao gồm xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não. Phòng ngừa, tầm soát tình trạng RLLM và can thiệp sớm là rất quan trọng. Các phương pháp điều trị không dùng thuốc, quan trọng nhất là vận động thể lực góp phần cải thiện tình trạng RLLM. Phương pháp nghiên cứu: Người đến khám sức khỏe tổng quát tại phòng khám đa khoa trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch được tầm soát bilan lipid máu và khảo sát các yếu tố liên quan, phân tích mối tương quan giữa vận động thể lực (VĐTL) và RLLM. Kết quả: Chúng tôi thu thập và phân tích dữ liệu của 175 người trong thời gian nghiên cứu. Tỉ lệ người tham gia nghiên cứu có RLLM là 77,1% (135 người). Các yếu tố liên quan tới RLLM bao gồm: nam giới, có bệnh tăng huyết áp (THA), kích thước vòng eo, chỉ số eo/hông (WHR) và các thói quen liên quan đến chế độ ăn hằng ngày. Mức độ vận động thể lực có liên quan đến các thành phần lipid máu cụ thể như TC, LDL-C, non-HDL-C (p lần lượt là 0,001; 0,001; <0,001). Kết luận: Tỷ lệ RLLM trong dân số nghiên cứu cao, trong đó tăng nhiều nhất là chỉ số TG. Bên cạnh đó, non-HDL-C cũng cần được xem xét là một chỉ số quan trọng. Việc tầm soát sớm là rất quan trọng, đặc biệt là nam giới, bệnh nhân THA, những người có kích thước vòng eo, WHR lớn. Tăng cường mức độ vận động thể lực, hạn chế lối sống tĩnh tại, tăng cường thời gian vận động trung bình-cao, ngay cả đi bộ cũng có ích cho việc phòng ngừa RLLM.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Blikman, T., et al., Reliability and validity of the Dutch version of the International Physical Activity Questionnaire in patients after total hip arthroplasty or total knee arthroplasty. Journal of Orthopaedic Sports Physical Therapy, 2013. 43(9): p. 650-659.
2. Bondge, B., et al., Association of Physical Activity with Lipid Profile in Healthy Subjects: A Cross Sectional Study in Tertiary Care Hospital from Central Rural India. Indian Journal of Endocrinology Metabolism: Clinical and Experimental, 2021. 25(6): p. 520.
3. Force, U.P.S.T., Final recommendation statement. Lipid disorders in adults (cholesterol, dyslipidemia): screening, June 2008. 2014, Current as of December.
4. Lira, F., et al., The relationship between inflammation, dyslipidemia and physical exercise: from the epidemiological to molecular approach. Current diabetes reviews, 2014. 10(6): p. 391-396.
5. Martínez-Hernández, A.F. and R. Chávez-Aguirre, Prevalence of dyslipidemia in a family medicine clinic. Revista Médica del Instituto Mexicano del Seguro Social, 2007.45(5): p. 469-475.
6. Pengpid, S. and K. Peltzer, Prevalence, awareness, treatment, and control of dyslipidemia and associated factors among adults in Jordan: Results of a national cross-sectional survey in 2019. Preventive Medicine Reports, 2022. 28: p. 101874.
7. Pirillo, A., et al., Global epidemiology of dyslipidaemias. Nature Reviews Cardiology, 2021. 18(10): p. 689-700.
8. Segal-Isaacson, C., J. Wylie-Rosett, and K.M. Gans, Validation of a short dietary assessment questionnaire: the Rapid Eating and Activity Assessment for Participants short version (REAP-S). The Diabetes Educator, 2004. 30(5): p. 774-781.