NGHIÊN CỨU THAY ĐỔI CHẤT LƯỢNG SỐNG Ở BỆNH NHÂN ĐẶT MÁY TÁI ĐỒNG BỘ TIM

Kiều Ngọc Dũng 1,, Nguyễn Quốc Hoàng 2, Võ Thái Duy 2, Nguyễn Tri Thức 2
1 Trường Đại Học Y Dược Huế
2 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Rất nhiều nghiên cứu đều thống nhất rằng nếu sử dụng tiêu chuẩn chọn bệnh phù hợp thì những bệnh nhân được đặt máy tái đồng bộ tim (CRT) trên bệnh nhân suy tim nhằm chỉnh sửa lại sự mất đồng bộ điện học tim và mất đồng bộ cơ học tim sẽ cải thiện chức năng tim, tiên lượng và chất lượng sống. Tuy nhiên, 30% bệnh nhân vẫn không đáp ứng với CRT thể hiện qua chất lượng sống. Đánh giá khảo sát sự cải thiện về chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau CRT là vấn đề chưa được quan tâm đúng mức. Mục tiêu: Đánh giá sự cải thiện chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân đặt máy tái đồng bộ tim. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Toàn bộ bệnh nhân suy tim có chỉ định đặt CRT tại bệnh viện Chợ Rẫy từ năm 2015 đến hết năm 2018, được theo dõi ít nhất 3 tháng sau đặt máy. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả có so sánh, theo dõi ngắn hạn và can thiệp. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu: Cỡ mẫu. Chọn mẫu thuận tiện, kết thúc nghiên cứu chúng tôi chọn được 38 bệnh nhân. Kết quả: 38 bệnh nhân suy tim có chỉ định đặt máy tái đồng bộ tim với 50% giới tính là nam và 36,8% số bệnh nhân được chẩn đoán là bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ và 63,2% bệnh nhân được chẩn đoán bệnh cơ tim dãn. Thang điểm chất lượng sống thay đổi sau 1, 2, 3 tháng lần lượt là 42,5 ± 12,9; 67,5 ± 2,9; 81,2 ± 7,8 với p < 0,0001. Điểm chất lượng sống về thể chất, tinh thần vả cả tổng điểm đều tăng dần sau 01 tháng và 03 tháng so với thời điểm sau 7 ngày. Mối liên quan có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Sau 3 tháng đặt máy tái đồng bộ tim, ghi nhận: 81,6% số bệnh nhân đáp ứng với CRT; chất lượng sống của bệnh nhân tăng thêm 38,6 điểm (theo thang điểm chất lượng sống SF36); quãng đường đi bộ được trong 6 phút tăng thêm 30 mét.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Adabag S et al (2011), “Cardiac Resynchronization Therapy in Patients With Minimal Heart Failure: A Systematic Review and Meta-Analysis”, Journal of the American College of Cardiology, 58(9), pp.935-941
2. Bristow M.R et al (2004), “Cardiac Resynchronization Therapy with or without an Implantable Defibrillator in Advanced Chronic Heart Failure (COMPANION)”, The New England Journal of Medicine, 350(21), pp. 2140-2150
3. Duncker D et al (2016), “First clinical evaluation of an atrial haemodynamic sensor lead for automatic optimization of cardiac resynchronization therapy”, Europace, 18(5), pp.755-761
4. Ellenbogen K.A (2011), “Clinical cardiac pacing, defbrillation, and resynchronization therapy”, Elsevier, 4th editon, pp. 279-297
5. Ellenbogen K.A (2017), “Clinical cardiac pacing, defbrillation, and resynchronization therapy”, Elsevier, 5th editon, pp. 223-243
6. Loring Z et al (2013), “Left Bundle Branch Block Predicts Better Survival in Women Than Men Receiving Cardiac Resynchronization Therapy: Long-Term Follow-Up of 145,000 Patients”, JACC: Heart Failure, 1(3), pp.237
7. Moss A.J et al (2009), “Cardiac-resynchronization therapy for the prevention of heart-failure events”, The New England Journal of Medicine, 361(14), pp.1329-1338
8. Phạm Như Hùng (2012), “Điều trị bệnh nhân suy tim nặng bằng máy tạo nhịp tái đồng bộ tim”. Luận án tiến sĩ0` Y học, Đại học Y Hà Nội, tr.56-99
9. Pires L.A et al (2006), “Clinical predictors and timing of New York Heart Association class improvement with cardiac resynchronization therapy in patients with advanced chronic heart failure: results from the Multicenter InSync Randomized Clinical Evaluation (MIRACLE) and Multicenter InSync ICD Randomized Clinical Evaluation (MIRACLE-ICD) trials”, Am Heart J, 151(4), pp.837-843
10. Ponikowski P et al (2016), ESC Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure, Eur Heart J, 37(27), pp.2129-2200