NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU SAU PHẪU THUẬT CẮT ĐẠI, TRỰC TRÀNG CỦA GÂY MÊ KHÔNG OPIOID
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: So sánh hiệu quả giảm đau phẫu thuật cắt đại, trực tràng của gây mê có sử dụng hoặc không sử dụng opioid. Đối tượng: Nghiên cứu can thiệp ngẫu nhiên, có đối chứng 98 bệnh nhân trên 18 tuổi, phân loại ASA I-III, có tình trạng tâm thần kinh bình thường, được chỉ định phẫu thuật cắt đại trực tràng từ tháng 12/2019 đến tháng 11/2021 tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng. BN được chia ngẫu nhiên làm hai nhóm, nhóm gây mê nội khí quản sử dụng opioid (OA) và gây mê nội khí quản không sử dụng opioid (FOA). Thu thập và so sánh về đặc điểm bệnh nhân, đặc điểm phẫu thuật – gây mê và hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật. Kết quả: Thời gian yêu cầu liều giảm đau đầu tiên ở nhóm FOA dài hơn so với nhóm OA (85,73 ± 16,88 phút so với 77,16 ± 14,60 phút; p = 0,009). Điểm VAS khi nghỉ ngơi và khi vận động ở thời điểm bắt đầu dùng giảm đau (H0) và sau dùng giảm đau 25 phút (H0,25) thấp hơn có ý nghĩa ở nhóm FOA so với nhóm OA (p < 0,05). So với nhóm OA, nhóm FOA có số lần giải cứu đau và tổng lượng fentanyl tiêm giải cứu đau sau phẫu thuật thấp hơn đáng kể (p < 0,05). Sau phẫu thuật, bệnh nhân nhóm FOA trung tiện sớm hơn có ý nghĩa so với nhóm OA (p = 0,011). Kết luận: Gây mê không sử dụng opioid cho phẫu thuật cắt đại trực tràng có hiệu quả giảm đau cao hơn, thời gian trung tiện sớm hơn so với gây mê có sử dụng opioid.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Kim S. H., Stoicea N., Soghomonyan S. et al. (2014) Intraoperative use of remifentanil and opioid induced hyperalgesia/acute opioid tolerance: systematic review. Frontiers in pharmacology, 5, 108.
3. Lin M.-C., Huang J.-Y., Lao H.-C. et al. (2010) Epidural analgesia with low-concentration levobupivacaine combined with fentanyl provides satisfactory postoperative analgesia for colorectal surgery patients. Acta Anaesthesiologica Taiwanica, 48 (2), 68-74.
4. Mulier J., Dillemans B., Van Lancker P. (2016) Opioid free (OFA) versus opioid (OA) and low opioid anesthesia (LOA) for the laparoscopic gastric bypass surgery. Immediate post operative morbidity and mortality in a single center study on 5061 consecutive patients from March 2011 till June 2015. Eur J Anesthesiol, 33 (S54), 90.
5. Feld J. M., Laurito C. E., Beckerman M. et al. (2003) Non-opioid analgesia improves pain relief and decreases sedation after gastric bypass surgery. Canadian Journal of Anesthesia, 50 (4), 336.
6. Bakan M., Umutoglu T., Topuz U. et al. (2015) Opioid-free total intravenous anesthesia with propofol, dexmedetomidine and lidocaine infusions for laparoscopic cholecystectomy: a prospective, randomized, double-blinded study. Revista brasileira de anestesiologia, 65, 191-199.
7. Samuels D., Abou-Samra A., Dalvi P. et al. (2017) Opioid-free anesthesia results in reduced postoperative opioid consumption. J Clin Anesth Pain Med, 1 (2), 2-4.