HIỆU QUẢ NGẮN HẠN CỦA LIỆU PHÁP TÁI ĐỒNG BỘ TIM Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI CÓ SUY TIM PHÂN SUẤT TỐNG MÁU GIẢM

Trần Cao Đạt 1, Kiều Ngọc Dũng 2, Nguyễn Thanh Huân 3, Nguyễn Tri Thức1,
1 Bệnh viện Chợ Rẫy
2 Trường Đại học Y Dược Huế
3 Đại học Y Dược TP.HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Suy tim là hội chứng lâm sàng hệ quả của nhiều nhóm bệnh lý khác nhau, với tỉ lệ tử vong cao. Ở nhóm bệnh nhân này, tình trạng mất đồng bộ là yếu tố tiên lượng tử vong và đột tử độc lập. Việc điều trị tái đồng bộ giúp khắc phục yếu tố nguy cơ này, tuy nhiên hiệu quả của phương pháp này chủ yếu được khảo sát ở nhóm dân số suy tim chung tại Việt Nam. Các bằng chứng về hiệu quả cũng như độ an toàn vẫn còn hạn chế với tỉ lệ người cao tuổi trong các nghiên cứu về liệu pháp tái đồng bộ tim chỉ đạt 15-37,5%. Điều trị với liệu pháp tái đồng bộ tim (CRT) đã được thực hiện từ năm 2008 tại bệnh viện Chợ Rẫy, với số lượng bệnh nhân lớn và đa phần là bệnh nhân người cao tuổi Với lý do trên, chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu “Hiệu quả ngắn hạn của liệu pháp tái đồng bộ tim ở bệnh nhân cao tuổi có suy tim phân suất tống máu giảm. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả và xác định tỉ lệ biến chứng trong thời gian 1 tháng sau điều trị với liệu pháp tái đồng bộ tim ở bệnh nhân người cao tuổi có suy tim phân suất tống máu giảm tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: gồm các bệnh nhân ³ 60 tuổi đã được chẩn đoán suy tim phân suất tống máu giảm theo tiêu chuẩn chẩn đoán của ESC 2016, với EF ≤ 35% và đã được điều trị nội khoa tối ưu ít nhất ba tháng và được điều trị với liệu pháp tái đồng bộ tim tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 3/2017 đến tháng 6/2022. Nghiên cứu cắt ngang có theo dõi dọc tới thời điểm 1 tháng sau điều trị với máy tái đồng bộ tim, ghi nhận các biến chứng cũng như tỉ lệ đáp ứng dựa trên sự cải thiện lâm sàng và siêu âm tim của bệnh nhân. Kết quả: Nghiên cứu ghi nhận 100 bệnh nhân người cao tuổi có suy tim phân suất tống máu giảm với độ tuổi trung bình 70,3 ± 7,6 và 45% nam giới. Đánh giá dựa trên tiêu chuẩn gộp cả về đáp ứng trên triệu chứng lâm sàng (phân độ suy tim NYHA, nghiệm pháp đi bộ 6 phút) và đáp ứng trên thông số siêu âm tim (phân suất tống máu thất trái, kích thước buồng thất trái), tỉ lệ đáp ứng với liệu pháp tái đồng bộ tim ở người cao tuổi suy tim phân suất tống máu giảm ở thời điểm 1 tháng là 49%. Tỉ lệ biến chứng trong 1 tháng sau đặt CRT là 10% với các biến chứng thường gặp nhất bao gồm tụ máu (4%), điện cực thắt trái mất dẫn (3%), tăng ngưỡng tạo nhịp (2%), và sốc nhầm (1%). Tuy nhiên, các biến chứng đều được điều trị bảo tồn nội khoa thành công. Kết luận: Liệu pháp tái đồng bộ tim có thể được tiến hành điều trị ở bệnh nhân người cao tuổi có suy tim phân suất tống máu giảm khi có chỉ định để có thể thu được hiệu quả 49% đáp ứng sớm về cải thiện triệu chứng suy tim sau 1 tháng mà vẫn đảm bảo tính an toàn thủ thuật.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kubala M, Guédon-Moreau L, Anselme F, et al. Utility of frailty assessment for elderly patients undergoing cardiac resynchronization therapy. JACC: Clinical Electrophysiology. 2017;3(13): 1523-1533.
2. Nguyễn Tri Thức. Nghiên cứu tối ưu hóa khoảng dẫn truyền nhĩ thất bằng siêu âm doppler tim và thông tim ở bệnh nhân được đặt máy tái đồng bộ tim. Luận văn Tiến sĩ y học. 2021;.
3. Phạm Như Hùng. Điều trị bệnh nhân suy tim nặng bằng máy tạo nhịp tái đồng bộ tim. Luận văn Tiến sĩ y học. 2012.
4. Moss AJ, Brown MW, Cannom DS, et al. Multicenter automatic defibrillator implantation trial–cardiac resynchronization therapy (MADIT‐CRT): design and clinical protocol. Annals of noninvasive electrocardiology. 2005;10:34-43.
5. Salukhe T, Francis D, Sutton R. Comparison of medical therapy, pacing and defibrillation in heart failure (COMPANION) trial terminated early; combined biventricular pacemaker-defibrillators reduce all-cause mortality and hospitalization. Elsevier; 2003. p. 119-120.
6. Chung ES, Gold MR, Abraham WT, et al. The importance of early evaluation after cardiac resynchronization therapy to redefine response: pooled individual patient analysis from 5 prospective studies. Heart Rhythm. 2022;19(4): 595-603.
7. Bleeker G. Bax JJ, Fung JW, van der Wall EE, Zhang Q, Schalij MJ, Chan JY, Yu CM. Clinical versus echocardiographic parameters to assess response to cardiac resynchronization therapy Am J Cardiol. 2006;97:260-263.
8. Nakai T, Ikeya Y, Kogawa R, et al. What are the expectations for cardiac resynchronization therapy? A validation of two response definitions. Journal of Clinical Medicine. 2021;10(3):514.
9. Aktaa S, Tzeis S, Gale CP, et al. European Society of Cardiology quality indicators for the management of patients with ventricular arrhythmias and the prevention of sudden cardiac deathDeveloped in collaboration with the European Heart Rhythm Association of the European Society of Cardiology. EP Europace. 2022.
10. Höke U, Putter H, Van Der Velde ET, et al. Left ventricular reverse remodeling, device-related adverse events, and long-term outcome after cardiac resynchronization therapy in the elderly. Circulation: Cardiovascular Quality and Outcomes. 2014;7(3):437-444.