HIỆU QUẢ HẠ HUYẾT ÁP CỦA SACUBITRIL/VALSARTAN Ở BỆNH NHÂN LỌC MÁU NGOÀI THẬN CÓ TĂNG HUYẾT ÁP: KẾT QUẢ TỪ NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH GỘP
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả hạ huyết áp (HA) của sacubitril/valsartan (S/V) trên đối tượng bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối đã lọc máu ngoài thận (LMNT) có tăng huyết áp. Phương pháp: Cơ sở dữ liệu PubMed/MEDLINE và danh mục các tài liệu tham khảo của những bài báo đạt yêu cầu được tìm kiếm để xác định các tài liệu liên quan. Kết cục được đánh giá là mức hạ huyết áp tâm thu (HATT) và huyết áp tâm trương (HATTr) sau khi dùng S/V so với trước khi dùng S/V. Phân tích gộp sử dụng mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên. Kết quả: Bảy nghiên cứu quan sát bao gồm 447 bệnh nhân với tuổi trung bình/trung vị từ 45,8 – 70 được đưa vào phân tích gộp. Các nghiên cứu đều tiến hành trên đối tượng bệnh nhân người châu Á. Tỉ lệ nam giới từ 59,6 – 83,3%, thời gian trung vị bệnh nhân đã được LMNT từ 16 – 93,6 tháng. Liều S/V được sử dụng qua các nghiên cứu chủ yếu từ 100 – 200mg/ngày, và thời gian theo dõi trung vị chủ yếu từ 3 – 11,6 tháng. Kết quả phân tích gộp cho thấy S/V có hiệu quả giảm đáng kể cả HATT (giảm 10,17 mmHg; KTC95%: 5,61 – 14,74) và HATTr (giảm 4,38 mmHg; KTC95%: 1,76 – 6,99). Kết luận: Phân tích gộp từ 7 nghiên cứu cho thấy điều trị với sacubitril/valsartan có tác dụng làm giảm đáng kể cả HATT và HATTr ở những bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối đã lọc máu ngoài thận có tăng huyết áp. Sacubitril/valsartan có thể được cân nhắc trong quá trình điều trị THA cho những đối tượng này, đặc biệt là các trường hợp THA khó kiểm soát.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Denker MG, Cohen DL. Antihypertensive Medications in End-Stage Renal Disease. Semin Dial. Jul-Aug 2015;28(4):330-6. doi:10.1111/ sdi.12369
3. Iwashima Y, Fukushima H, Horio T, Rai T, Ishimitsu T. Efficacy and safety of sacubitril/valsartan after switching from azilsartan in hemodialysis patients with hypertension. J Clin Hypertens (Greenwich). Mar 2023;25(3):304-308. doi:10.1111/jch.14635
4. Kario K, Williams B. Angiotensin receptor-neprilysin inhibitors for hypertension-hemodynamic effects and relevance to hypertensive heart disease. Hypertens Res. Jul 2022;45(7): 1097-1110. doi:10.1038/s41440-022-00923-2
5. Zhou W, Yang X, Jin J, et al. The efficacy and safety of sacubitril/valsartan in chronic kidney disease: a systematic review and meta-analysis. Int Urol Nephrol. May 17 2023;doi:10.1007/ s11255-023-03599-w
6. Ding Y, Wan L, Zhang ZC, et al. Effects of sacubitril-valsartan in patients undergoing maintenance dialysis. Ren Fail. Dec 2023;45(1): 2222841. doi:10.1080/0886022x.2023. 2222841
7. Fu S, Xu Z, Lin B, et al. Effects of Sacubitril-Valsartan in Heart Failure With Preserved Ejection Fraction in Patients Undergoing Peritoneal Dialysis. Front Med (Lausanne). 2021;8:657067. doi:10.3389/fmed.2021.657067
8. He Y, Jin Y, Xue H, et al. Pharmacokinetics and pharmacodynamics of sacubitril/valsartan in peritoneal dialysis patients. Nephrol Dial Transplant. Jul 31 2023;38(8):1880-1889. doi:10.1093/ndt/gfad038
9. Zhang F, Zhang T, Yang S, et al. Sacubitril-Valsartan Increases Ultrafiltration in Patients Undergoing Peritoneal Dialysis: A Short-Term Retrospective Self-Controlled Study. Front Med (Lausanne). 2022;9:831541. doi: 10.3389/fmed. 2022. 831541
10. Guo Y, Ren M, Wang T, et al. Effects of sacubitril/valsartan in ESRD patients undergoing hemodialysis with HFpEF. Front Cardiovasc Med. 2022;9:955780. doi:10.3389/fcvm.2022.955780