KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN GIỮA GÁNH NẶNG BỆNH ĐỒNG MẮC VÀ KẾT CỤC LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN THUYÊN TẮC PHỔI TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bùi Thế Dũng 1, Nguyễn Thị Tuyết Mai 1, Trần Hòa 1, Bùi Thị Hạnh Duyên 1, Trần Đăng Khương 1,
1 Bệnh viện Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát gánh nặng của những bệnh đồng mắc được lượng giá bằng thang điểm Charlson cormobidity index (CCI) lên kết cục lâm sàng bất lợi ở bệnh nhân thuyên tắc phổi (TTP) cấp bao gồm xuất huyết, viêm phổi bệnh viện, tử vong trong thời gian nội viện. Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi theo dõi kết cục lâm sàng của bệnh nhân được chẩn đoán TTP điều trị nội trú từ tháng 01/2019 tới tháng 09/2022. Kết quả: Chúng tôi thu nhận được 177 bệnh nhân. Tăng men tim (P=0,019), điểm PESI (P=0,000), loại kháng đông ban đầu (P=0,036) và CCI (P=0,043) có mối liên quan độc lập với kết cục lâm sàng bất lợi. Dựa vào đường cong ROC chúng tôi tìm được ngưỡng cắt thích hợp cho CCI là 1 điểm với độ nhạy là 91,1%, độ đặc hiệu là 35,5%. Diện tích dưới đường cong là 0,655 (P<0,001). Có 84 bệnh nhân (47,5%) trong nhóm CCI ≤ 1 và 93 bệnh nhân (52,5%) trong nhóm CCI > 1. Tỉ lệ kết cục bất lợi ở nhóm CCI ≤ 1 là 20,2%, ở nhóm CCI > 1 là 41,9% (P=0,002). Kết quả: Ngưỡng cắt CCI > 1 có mối liên quan với tăng tỉ lệ kết cục lâm sàng bất lợi gồm viêm phổi bệnh viện, xuất huyết và tử vong trong quá trình điều trị nội viện TTP.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Konstantinides SV, Torbicki A, Agnelli G, Danchin N, Fitzmaurice D, Galiè N, et al. 2014 ESC Guidelines on the diagnosis and management of acute pulmonary embolism: The Task Force for the Diagnosis and Management of Acute Pulmonary Embolism of the European Society of Cardiology (ESC)Endorsed by the European Respiratory Society (ERS). European Heart Journal. 2014;35(43):3033-80.
2. Konstantinides SV, Meyer G, Becattini C, Bueno H, Geersing G-J, Harjola V-P, et al. 2019 ESC Guidelines for the diagnosis and management of acute pulmonary embolism developed in collaboration with the European Respiratory Society (ERS): The Task Force for the diagnosis and management of acute pulmonary embolism of the European Society of Cardiology (ESC). European Heart Journal. 2019;41(4):543-603.
3. Charlson ME, Pompei P, Ales KL, MacKenzie CR. A new method of classifying prognostic comorbidity in longitudinal studies: development and validation. Journal of chronic diseases. 1987;40(5):373-83.
4. Shao W, Zhang Z, Zhang J, Feng H, Liang C, Liu D. Charlson comorbidity index as a predictor of short-term outcomes after pulmonary resection. Journal of thoracic disease. 2020;12(11):6670-9.
5. Ng AC, Chow V, Yong AS, Chung T, Kritharides L. Prognostic impact of the Charlson comorbidity index on mortality following acute pulmonary embolism. Respiration; international review of thoracic diseases. 2013;85(5):408-16.
6. De Miguel-Diez J, Albaladejo-Vicente R, et al. Changing Trends in Hospital Admissions for Pulmonary Embolism in Spain from 2001 to 2018. Journal of clinical medicine. 2020;9(10).
7. Aujesky D, Obrosky DS, Stone RA, Auble TE, et al. Derivation and validation of a prognostic model for pulmonary embolism. American journal of respiratory and critical care medicine. 2005;172(8):1041-6.