TÍNH GIÁ TRỊ VÀ ĐỘ TIN CẬY CỦA PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT BỘ CÂU HỎI NHẬN THỨC THỰC HÀNH VẬT LÝ TRỊ LIỆU VỀ XỬ LÝ ĐAU CỘT SỐNG NGỰC TẠI VIỆT NAM

Nguyễn Lam Bình 1,, Võ Nguyên Trung 2
1 Trường Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng
2 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Đau cột sống ngực là cơn đau xảy ra ở vùng cột sống ngực. Nhận thức của người kỹ thuật viên vật lý trị liệu rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của chương trình điều trị đau cột sống ngực. Phiên bản tiếng việt của bộ câu hỏi nhận thức thực hành về xử lý đau cột sống ngực chuẩn hóa nhằm tạo điều kiện thu thập thông tin và cải thiện chương trình điều trị vật lý trị liệu. Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá tính giá trị và độ tin cậy của phiên bản tiếng việt bộ câu hỏi nhận thức thực hành vật lý trị liệu về xử lý đau cột sống ngực. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bộ câu hỏi được tiến hành dịch xuôi, dịch ngược và tổng hợp. Bản tổng hợp được gửi đến chuyên gia để đánh giá, chỉnh sửa. Sau đó, nghiên cứu trên 30 đối tượng (13 nam và 17 nữ) là thành viên Hội vật lý trị liệu Việt Nam đánh giá tính giá trị và độ tin cậy. Kết quả: Nghiên cứu cho thấy kết quả đánh giá CVI tính giá trị về nội dung bộ câu hỏi I-CVI là 0.97, S-CVI/Avg là 0.97, S-CVI/UA là 0.917. Chỉ số Cronbatch’s Alpha là 0.863712. 100% đối tượng tham gia nghiên cứu đánh giá bảng câu hỏi ở mức phù hợp và rất phù hợp để áp dụng tại Việt Nam. Kết luận: Nghiên cứu này cho thấy bộ câu hỏi đảm bảo được tính giá trị nội dung và độ tin cậy tốt và có thể sử dụng để khảo sát trên đối tượng kỹ thuật viên vật lý trị liệu tại Việt Nam.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Da Rosa BN, Furlanetto TS, Noll M, Sedrez JA, Schmit EFD, Candotti CT. 4-year longitudinal study of the assessment of body posture, back pain, postural and life habits of schoolchildren. Motricidade. 2017;13(4):3-12.
2. Acaroğlu E, Nordin M, Randhawa K, et al. The Global Spine Care Initiative: a summary of guidelines on invasive interventions for the management of persistent and disabling spinal pain in low-and middle-income communities. European Spine Journal. 2018;27(6):870-878.
3. Young JL, Walker D, Snyder S, Daly K. Thoracic manipulation versus mobilization in patients with mechanical neck pain: a systematic review. Journal of Manual & Manipulative Therapy. 2014;22(3):141-153.
4. Bikbov MM, Kazakbaeva GM, Zainullin RM, et al. Prevalence of and factors associated with low Back pain, thoracic spine pain and neck pain in Bashkortostan, Russia: the Ural Eye and Medical Study. BMC musculoskeletal disorders. 2020;21(1):64.
5. Heneghan NR, Gormley S, Hallam C, Rushton A. Management of thoracic spine pain and dysfunction: a survey of clinical practice in the UK. Musculoskeletal Science and Practice. 2019;39:58-66.
6. Heneghan NR, Puentedura EJ, Arranz I, Rushton A. Thoracic thrust joint manipulation: An international survey of current practice and knowledge in IFOMPT member countries. Musculoskeletal Science and Practice. 2020; 50: 102251.
7. Yến HH. Một Vài Nhận Xét Đội Ngũ Kỹ Thuật Viên Vật Lý Trị Liệu/ Phục Hồi Chức Năng Được Đào Tạo Từ Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Y Tế Đang Làm Việc Tại Các Cơ Sở Y Tế Tỉnh Hải Dương. Y Học Thực Hành. 2005;526:190-192.
8. Heneghan NR, Davies SE, Puentedura EJ, Rushton A. Knowledge and pre-thoracic spinal thrust manipulation examination: a survey of current practice in the UK. Journal of Manual & Manipulative Therapy. 2018;26(5):301-309.