HIỆU QUẢ LÂM SÀNG CỦA HYALURONIC ACID 0,2% TRONG BỔ TRỢ ĐIỀU TRỊ KHÔNG PHẪU THUẬT VIÊM NHA CHU

Dương Minh Tùng1,, Nguyễn Thị Lan Anh 2, Hồ Thị Hòa 3, Nguyễn Thu Thủy 3
1 Bệnh viện Răng Hàm Mặt Thành phố Hồ Chí Minh
2 Nha khoa Kim
3 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá vai trò của Hyaluronic Acid (HA) 0,2% trong điều trị không phẫu thuật bệnh lý viêm nha chu (VNC) thông qua các chỉ số lâm sàng gồm Chỉ số mảng bám, Chỉ số nướu, Độ sâu túi nha chu, Mức độ mất bám dính lâm sàng (PI, GI, PPD, CAL) ở các mốc thời gian trước khi điều trị và sau điều trị 6 tuần. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 18 bệnh nhân hoàn tất (17 nam:1 nữ) tương ứng với số mẫu mỗi nhóm là 18 được đưa vào nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu nửa miệng được tiến hành. Sau khi đánh giá tình trạng vệ sinh răng miệng và xác nhận bệnh nhân không dị ứng với HA, bệnh nhân được hướng dẫn vệ sinh răng miệng và lấy cao răng (LCR) trên nướu bằng dụng cụ siêu âm. Bệnh nhân điều trị gồm 2 lần hẹn chính: Thời điểm ban đầu (T0), sau 6 tuần (T6). Điều trị VNC bao gồm hướng dẫn vệ sinh răng miệng (HDVSRM), LCR và xử lý mặt chân răng (XLMCR), có (nhóm can thiệp) hoặc không (nhóm chứng) kết hợp bổ trợ với gel HA 0,2% (Gengigel®) tại thời điểm T0, các bước can thiệp được thực hiện giống nhau cho tất cả đối tượng tham gia nghiên cứu. Việc đánh giá các chỉ số lâm sàng nha chu (PI, PPD, GI và CAL) được thực hiện giống nhau tại các thời điểm T0 và T6. Nghiên cứu được chấp thuận của Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả: Ở nhóm can thiệp (XLMCR + HA), 328 túi nha chu bao gồm 111 túi nha chu nông (chiếm 34%), 162 túi nha chu trung bình (chiếm 49%) và 55 túi nha chu sâu (chiếm 17%). Ở nhóm chứng (XLMCR), 300 túi nha chu bao gồm 88 túi nha chu nông (chiếm 29%), 156 túi nha chu trung bình (chiếm 52%) và 56 túi nha chu sâu (chiếm 19%). Sự khác biệt giữa hai nhóm này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Trong từng nhóm, tại thời điểm sau 6 tuần điều trị, các chỉ số nha chu đều giảm có ý nghĩa thống kê so với thời điểm T0 (p<0,05). tại thời điểm sau điều trị; chỉ số PPD và CAL ở nhóm can thiệp thấp hơn nhóm chứng và có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết luận: Các chỉ số nha chu toàn miệng PI, GI, PPD, CAL tại thời điểm 6 tuần sau điều trị viêm nha chu bằng phương pháp không phẫu thuật đều giảm có ý nghĩa thống kê so với thời điểm ban đầu ở cả hai nhóm. Tuy nhiên, HA có tác dụng giảm độ sâu túi và gia tăng mức độ bám dính lâm sàng tại các vị trí túi nha chu trung bình.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hồ Thị Hòa (2020). “Đánh giá hiệu quả của Acid Hyaluronic trong hỗ trơ điều trị viêm nha chu mạn không phẫu thuật qua lâm sàng và vi khuẩn”. Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh.
2. Al-Shammari NM, Shafshak SM, Ali MS (2018), “Effect of 0.8% Hyaluronic Acid in Conventional Treatment of Moderate to Severe Chronic Periodontitis”, The Journal of Contemporary Dental Practice, 19(5), 527-534.
3. Basheer Omer, Asim S, Bakri G (2018), “The effect of local application of hyaluronan gel as an adjunctive to scaling and root planing in chronic periodontitis patients”, African Journal of Dentistry, 6(5), 163-170.
4. Fraser JRE, Laurent TC, Laurent UBG (1997), “Hyaluronan: its nature, distribution, functions and turnover (Minisymposium: Hyaluronan)”, J Intern Med, 242, 27–33.
5. Gontiya G, Galgali SR (2012), “Effect of hyaluronan on periodontitis: A clinical and histological study”, J Indian Soc Periodontol, 16(2), 184-92.
6. Hung HC, Douglass CW (2002), “Meta-analysis of the effect of scaling and root planing, surgical treatment and antibiotic therapies on periodontal probing depth and attachment loss”, J Clinical Periodontol, 29(11), 975-86.