SỨC MẠNH CƠ TAY VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆNH PARKINSON CAO TUỔI

Trần Viết Lực 1,2,, Nguyễn Trung Anh 1,2, Nguyễn Thị Thu Hương 1,2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Lão khoa Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: xác đinh tỉ lệ giảm sức mạnh cơ chi trên và một số yếu tố liên quan trên người bệnh Parkinson cao tuổi. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 120 người bệnh Parkinson ³ 60 tuổi khám và điều trị tại bệnh viện Lão khoa Trung ương. Sức mạnh cơ tay được đo bằng máy Jamar TM Hydraulic Hand Dynamometer. Một số hội chứng lão khoa được đánh giá: sử dụng nhiều thuốc, tình trạng dinh dưỡng, chức năng nhận thức, trầm cảm, nguy cơ ngã, rối loạn giấc ngủ. Kết quả: tỉ lệ giảm sức mạnh cơ chi trên là 63,3%, ở nam giới là 68% và nữ giới là 60%. Tỷ lệ người bệnh giảm sức mạnh cơ chi trên của nhóm tuổi ≥70 cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm tuổi 60-69 tuổi. Tỷ lệ người bệnh giảm sức mạnh cơ chi trên trong nhóm Parkinson giai đoạn bệnh 3-5, có triệu chứng co cứng cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm Parkinson giai đoạn bệnh 1-2, không có triệu chứng co cứng. Tỷ lệ người bệnh giảm sức mạnh cơ chi trên trong nhóm có trầm cảm, có nguy cơ suy dinh dưỡng/suy dinh dưỡng, có suy giảm nhận thức cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không có các hội chứng lão khoa trên. Kết luận: tỉ lệ suy giảm sức mạnh cơ chi trên ở người bệnh Parkinson cao tuổi khá cao. Có sự liên quan giữa giảm sức mạnh cơ chi trên và tuổi cao, giai đoạn bệnh Parkinson 3-5, có triệu chứng co cứng, nguy cơ suy dinh dưỡng/suy dinh dưỡng, trầm cảm, suy giảm nhận thức.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Tysnes OB, Storstein A. Epidemiology of Parkinson's disease. J Neural Transm (Vienna). 2017;124(8):901-905. doi:10.1007/s00702-017-1686-y
2. Tan AH, Hew YC, Lim SY, et al. Altered body composition, sarcopenia, frailty, and their clinico-biological correlates, in Parkinson's disease. Parkinsonism Relat Disord. 2018;56:58-64. doi:10.1016/j.parkreldis.2018.06.020
3. Håglin L, Törnkvist B, Edström M, Håglin S, Bäckman L. Handgrip Strength and Anthropometry in Parkinson's Disease at Diagnosis. Parkinsons Dis. 2022;2022:1516807. Published 2022 Jul 2. doi:10.1155/2022/1516807
4. Chen LK, Woo J, Assantachai P, et al. Asian Working Group for Sarcopenia: 2019 Consensus Update on Sarcopenia Diagnosis and Treatment. J Am Med Dir Assoc. 2020;21(3):300-307.e2. doi:10.1016/j.jamda.2019.12.012
5. Roland KP, Jones GR, Jakobi JM. Parkinson's disease and sex-related differences in electromyography during daily life. J Electromyogr Kinesiol. 2013;23(4): 958-965. doi:10.1016/ j.jelekin.2013.03.008
6. Miller AE, MacDougall JD, Tarnopolsky MA, Sale DG. Gender differences in strength and muscle fiber characteristics. Eur J Appl Physiol Occup Physiol. 1993;66(3):254-262. doi:10.1007/ BF00235103
7. Solomon NP, Robin DA, Luschei ES. Strength, endurance, and stability of the tongue and hand in Parkinson disease. J Speech Lang Hear Res. 2000;43(1):256-267. doi:10.1044/jslhr.4301.256
8. Huang X, Ma J, Ying Y, Liu K, Jing C, Hao G. The handgrip strength and risk of depressive symptoms: a meta-analysis of prospective cohort studies. Qual Life Res. 2021;30(9):2467-2474. doi:10.1007/s11136-021-02858-6
9. Akbar F, Setiati S. Correlation between hand grip strength and nutritional status in elderly patients. J Phys: Conf Ser.2018; 1073(4), 042032.
10. Muhammad T, Maurya P. Relationship between handgrip strength, depression and cognitive functioning among older adults: Evidence from longitudinal ageing study in India. Int J Geriatr Psychiatry. 2022;37(8): 10.1002/ gps.5776. doi: 10.1002/gps.5776.