KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH VÀNH Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG VÀNH CẤP ĐƯỢC CAN THIỆP STENT CHỖ CHIA NHÁNH ĐỘNG MẠCH VÀNH

Thanh Bình Lê 1,2,, Mạnh Hùng Phạm 2, Oanh Oanh Nguyễn 1
1 Học viện Quân Y
2 Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, đặc điểm tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân hội chứng động mạch vành cấp được can thiệp đặt stent chỗ chia nhánh động mạch vành. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang từ 5/2014 đến 12/2017. Đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân hội chứng vành cấp được can thiệp đặt stent chỗ chia nhánh động mạch vành tại Viện Tim mạch – Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Kết quả: Qua nghiên cứu 141 bệnh nhân hội chứng động mạch vành cấp được can thiệp stent chỗ chia nhánh động mạch vành,tuổi trung bìnhcủa nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 66,11 ± 9,42, tỷ lệ nam/nữ là 2,71/1. Một số yếu tố nguy cơ tim mạch bao gồm tăng huyết áp, đái tháo đường, hút thuốc lá lần lượt là 78,72 % - 29,79% và 24,11 %. Tỷ lệ nhồi máu cơ tim có ST chênh lên, nhồi máu cơ tim ST không chênh và đau thắt ngực không ổn định lần lượt là 27,66 % - 7,8% và 64,54 %. Hình ảnh điện tâm đồ có biểu hiện ST chênh lên là 27,66 % và không thấy biến đổi hình ảnh điện tâm đồ gặp 37,59 %.Phân số tống máu thất trái (EF) trung bình là 57,5± 13,5 (%) với tỷ lệ bệnh nhân có EF ³ 40% chiếm 89,21%. Hệ động mạch ưu năng phải chiếm đa số với tỷ lệ là 94,33%. Tổn thương chỉ trên 1 nhánh động mạch vành chiếm tỷ lệ 65,96% và tổn thương nhiều nhánh động mạch vành gặp 34,04%. Vị trí tổn thương chỗ chia nhánh động mạch vành gặp nhiều nhất là ở động mạch liên thất trước với tỷ lệ gặp là 89,36% và vị trí tổn thương chỗ chia nhánh của động mạch thủ phạm ở động mạch liên thất trước là 79,43%. Trên tổn thương động mạch vành thủ phạm, tổn thương phức tạp type B2 và type  C theo phân loại của ACC/AHA chiếm đa sốvới tỷ lệ 96,45%. Theo phân loại tổn thương chỗ chia nhánh Medina, có 48,23% tổn thương Medina 1.1.1, có 30,50% tổn thương Medina 1.1.0, có 4,26% tổn thương Medina 1.0.1, có 7,09% tổn thương Medina 0.1.1, còn tổn thương Medina 1.0.0, Medina 0.1.0 và Medina 0.0.1 có tỷ lệ lần lượt là 4,26% - 5,67% và 0%. Tổn thương hẹp thực sự (bao gồm Medina 1.1.1, Medina 1.0.1 và Medina 0.1.1) là 59,57 %. Góc chia nhánhα<700 chiếm tỷ lệ 79,43%. Điểm Syntax trung bình là 18± 6,3 với 80,85 % các trường hợp có điểm Syntax < 23 điểm. Kết luận: bệnh gặp nhiều hơn ở nam giới, lớn tuổi, yếu tố nguy cơ tim mạch hay gặp nhất là tăng huyết áp. Tổn thương động mạch vành chỗ chia nhánh thường gặp nhất ở động mạch liên thất trước với tổn thương phức tạp theo phân loại Medina 1.1.1, Medina 1.1.0 và Medina 0.1.1 là hay gặp nhất. Góc chia nhánhα<700 gặp phổ biến.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Lân Việt (2015), Thực hành bệnh tim mạch, Nhà xuất bản Y học.
2. Louvard Y. và Medina A. (2015). Definitions and classifications of bifurcation lesions and treatment. EuroIntervention. 2015;11:V23-V26.
3.Louvard Y., Thomas M., Dzavik V., et al. Classification of coronary artery bifurcation lesions and treatments: Time for a consensus! Catheterization & Cardiovascular Interventions 2008; Pages 175-183.
4. Medina A, Suárez de Lezo J, Pan M. (2006), [A newclassification of coronarybifurcationlesions].Rev Esp Cardiol. 2006 Feb;59(2):183 - 184.
5. Lassen JF, Holm NR, Stankovic G, et al. Percutaneous coronary intervention for coronary bifurcation disease: Consensus from the first 10 years of the european bifurcation club meetings. EuroIntervention. 2014;545–560.
6. Zhang J.-J., Ye F., Xu K. và cộng sự. (2020). Multicentre, randomized comparison of two-stent and provisional stenting techniques in patients with complex coronary bifurcation lesions: the DEFINITION II trial. Eur Heart J, 41(27), 2523–2536.
7. Bùi Long (2019), Nghiên cứu kết quả điều trị can thiệp bệnh nhân hội chứng động mạch vành cấp bằng stent phủ thuốc có polymer tự tiêu, Luận án tiến sĩ Y học, Học viện Quân Y.
8. Briguori C., Donahue M., Visconti G. và cộng sự. (2017). Coronary artery bifurcation narrowing treated by Axxess stent implantation: The CARINAX registry. Catheter Cardiovasc Interv, 89(4), E112–E123.