ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ NHẠY CẢM NGÀ BẰNG VARNISH FLUORIDE
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: đánh giá hiệu quả điều trị nhạy cảm ngà bằng varnish fluoride trên nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu trên 96 bệnh nhân với 183 răng được chẩn đoán nhạy cảm ngà, điều trị bằng varnish fluoride trên đối tượng nghiên cứu là những học viên từ năm thứ 2 đến năm thứ 4 tại Trường Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội đến khám tại trung tâm lâm sàng khoa RHM Trường Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ từ tháng 02/2023 đến tháng 06/2023. Đánh giá hiệu quả điều trị mức độ nhạy cảm ngà theo điểm Yeaple force sensing probe và thang VRS sau 30 phút, 1 tháng, 3 tháng điều trị. Kết quả: Mức độ nhạy cảm theo thang Yeaple tại các thời điểm sau điều trị so với trước điều trị đều có sự cải thiện đáng kể về mức độ nhạy cảm (p<0,05). Sau điều trị, ở các thời điểm sau đều có cải thiện hơn so với thời điểm trước thể hiện qua chỉ số hiệu quả tại thời điểm sau 30 phút, 1 tháng và 3 tháng điều trị là 69,01 ± 41,09%; 76,63 ± 44,17% và 84,03 ± 46,52%. Mức độ nhạy cảm theo thang VrS tại các thời điểm sau điều trị 30 phút, 1 tháng và 3 tháng đều cao hơn so với trước điều trị lần lượt là 11,87 ± 7,90mm; 20,66 ± 9,27mm và 29,53 ± 8,54mm (p<0,05). Sau 3 tháng điều trị, có sự cải thiện rõ rệt về cả giá trị thang đo lẫn hiệu quả lâm sàng, chỉ số hiệu quả trung bình là 83,29 ± 9,93%. Kết luận: Điều trị nhạy cảm ngà bằng varnish fluoride cho thấy có hiệu quả rõ rệt, đặc biệt ở thời điểm sau 3 tháng điều trị.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Mạnh Cường (2021), Nghiên cứu sử dụng véc-ni fluor trong dự phòng và điều trị sâu răng, Luận án tiến sĩ y học, Viện nghiên cứu khoa học y dược lâm sàng 108.
3. Phạm Tuyết Nga (2016), Nghiên cứu hiệu quả của laser diode trong điều trị răng nhạy cảm ngà, Luận án tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Pinto SCS, Pochapski MT, Wambier DS, et al. (2010). In vitro and in vivo analyses of the effects of desensitizing agents on dentin permeability and dentinal tubule occlusion. Journal of Oral Science, 52(1): 23–32.
5. Umberto R, Claudia H, Gaspare P (2012). Treatment of dentine hypersensitivity by diode laser: a clinical study. International Journal of Dentistry, 2012: 1-8.
6. Schwarz F, Arweiler N, Georg T, et al. (2002). Desensitizing effects of an Er: YAG laser on hypersensitive dentine: a controlled, prospective clinical study. Journal of clinical periodontology, 29(3): 211-215.
7. Aranha ACC, Pimenta LAF, Marchi GM (2009). Clinical evaluation of desensitizing treatments for cervical dentin hypersensitivity. Brazilian Oral Research, 23(3): 333-339.
8. Kumar NG, Mehta DS (2005). Short‐term assessment of the Nd: YAG laser with and without sodium fluoride varnish in the treatment of dentin hypersensitivity–a clinical and scanning electron microscopy study. Journal of periodontology, 76(7): 1140-47.