KHẢ THI, AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ CỦA MÁY TẠO NHỊP BÓ HIS

Kiều Ngọc Dũng 1,, Nguyễn Khắc Thiên Chương 2, Hoàng Anh Tiến 1, Nguyễn Trí Thức2
1 Trường Đại học Y Dược Huế
2 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu đánh giá đặc điểm lâm sàng, tính khả thi, an toàn và hiệu quả của kỹ thuật tạo nhịp bó His. Đặt vấn đề: Tạo nhịp thất phải làm tăng nguy cơ suy tim nhưng tái lập trình máy, nâng cấp máy lại thách thức cao nếu có suy tim tiến triển hoặc mới mắc. Tạo nhịp bó His là một phương pháp thay thế và được báo cáo với tỉ lệ thành công thủ thuật cao ở những trung tâm giàu kinh nghiệm. Phương pháp: Tất cả các bệnh nhân nhập Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM, Việt Nam) được xem xét chỉ định đặt máy tạo nhịp bó His vĩnh viễn từ tháng 10/2019 đến 01/2023. Kết quả: Nghiên cứu thu nhận được 16 trường hợp với 13 ca (81.25%) chậm hoặc block dẫn truyền tại hoặc dưới nút. Cấy thành công điện cực tạo nhịp bó His ở 15 ca (93.75%), 1 trường hợp block dẫn truyền dưới bó His được chuyển sang tạo nhịp bó nhánh trái. Một trường hợp (6.67%) mất dẫn cần làm thủ thuật chỉnh dây, 1 trường hợp (6.67%) tăng ngưỡng, không có biến chứng liên quan thủ thuật khác. Tạo nhịp bó His có xu hướng giúp giảm thể tích cuối tâm trương thất trái (EDV (mL), 232.38 ± 59.37 sv 248.86 ± 72.45, P = 0.08) và cải thiện đáng kể phân suất tống máu thất trái (LVEF (%), 40.65 ± 19.38 sv 32.11 ± 12.74, P = 0.005) ở nhóm bệnh nhân có suy tim (N=8). Tạo nhịp bó His có hiệu chỉnh block dẫn truyền bó nhánh thu hẹp QRS đáng kể (QRS (ms), 108.00 ± 9.76 sv 132.40 ± 12.12, P = 0.043) nhờ rút ngắn khử cực cả thất trái (RWPT V6 (ms), 77.40 ± 7.40 sv 92.60 ± 20.21, P = 0.138) và thất phải (RWPT V1 (ms), 57.60 ± 7.40 sv 84.00 ± 36.46, P = 0.104) tuy không đạt ý nghĩa thống kê, đồng thời có xu hướng đảo ngược tái cấu trúc thất trái trên các thông số siêu âm gồm đường kính cuối tâm trương thất trái (LVEDD (mm), 50.96 ± 7.74 sv 53.64± 10.32, P = 0.08), thể tích cuối tâm trương thất trái (EDV (mL), 176.96 ± 53.15 sv 198.75 ± 72.56, P = 0.08) và phân suất tống máu thất trái (LVEF (%), 54.86 ± 12.34 sv 47.40 ± 18.48, P = 0.068). Ở nhóm QRS hẹp, tạo nhịp bó His duy trì tính khử cực nhanh thất trái (RWPT V6 (ms), 71.80 ± 14.65 sv 71.00 ± 13.10, P = 0.496) và thất phải (RWPT V1 (ms), 59.20 ± 17.53 sv 62.80 ± 17.53, P = 0.225) mà vẫn duy trì đồng bộ điện học 2 thất (RWPT V6-V1 (ms), 12.60 ± 6.62 sv 8.20 ± 2.17, P = 0.138). Tạo nhịp bó His không làm thay đổi quá trình tái cực về thời gian (QT (ms), 438.50 ± 41.98 sv 432.94 ± 49.47, P = 0.176) và tính phân tán tái cực (Tpe (ms), 91.00 ± 10.57 sv 88.38 ± 10.63, P = 0.104). Kết luận: Kỹ thuật tạo nhịp bó His thì khả thi với tỉ lệ thành công cao, an toàn với tỉ lệ tai biến chấp nhận và hiệu quả đảo ngược tái cấu trúc thất trái ở bệnh nhân suy tim. Ngoài ra tạo nhịp bó His duy trì tính đồng bộ điện học 2 thất và không gây biến đổi quá trình tái cực thất. Kỹ thuật này còn một số hạn chế như tình trạng tăng ngưỡng tạo nhịp bó His cũng như phải can thiệp đặt lại dây do vi di lệch hoặc mất dẫn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kirk JA, Kass DA (2013). Electromechanical dyssynchrony and resynchronization of the failing heart. Circ Res, 113:765–76.
2. Adabag S, Roukoz H, Anand IS, Moss AJ (2011). Cardiac resynchronization therapy in patients with minimal heart failure. J Am Coll Cardiol, 58:935–41.
3. Narula OS (1977). Longitudinal dissociation in the His bundle. Bundle branch block due to asynchronous conduction within the His bundle in man. Circulation, 56:996–1006.
4. Vijayaraman P, Dandamudi G, Zanon F, et al. (2018). Permanent His bundle pacing: recommendations from a multicenter His bundle pacing collaborative working group for standardization of definitions, implant measurements, and follow-up. Heart Rhythm, 15:460–8.
5. Jastrzębski M, Burri H, Kiełbasa G, Curila K, Moskal P, Bednarek A, Rajzer M, Vijayaraman P. The V6-V1 interpeak interval: a novel criterion for the diagnosis of left bundle branch capture. Europace 2022 Jan 4, 24(1):40-47
6. Antzelevitch C (2010). M cells in the human heart. Circ Res, 106(5):815–817
7. Kawashima T, Sasaki H (2011). Gross anatomy of the human cardiac conduction system with comparative morphological and developmental implications for human application. Ann Anat,193:1–12.
8. Dinshaw L, Münch J, Dickow J, Lezius S, Willems S, Hoffmann BA, Patten M (2018). The T-peak-to-T-end interval: a novel ECG marker for ventricular arrhythmia and appropriate ICD therapy in patients with hypertrophic cardiomyopathy. Clin Res Cardiol., 107(2):130-137.