ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG HỘI CHỨNG MIS-C Ở TRẺ EM TẠI KHOA ĐIỀU TRỊ TÍCH CỰC NỘI KHOA, BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của Hội chứng viêm đa hệ thống liên quan SARS-CoV-2 ở trẻ em tại khoa Điều trị tích cực Nội khoa - Bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng nghiên cứu: Các bệnh nhi từ 1 tháng tuổi đến 17 tuổi được chẩn đoán MIS-C điều trị tại khoa Điều trị tích cực Nội khoa – Bệnh viện Nhi Trung ương từ 01/01/2022 đến 31/09/2023. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả một loạt ca bệnh sử dụng phương pháp thu thập số liệu tiến cứu và hồi cứu. Kết quả: Nghiên cứu thu thập được 280 bệnh nhi được chẩn đoán MIS-C với các đặc điểm: gặp chủ yếu nhóm 2-10 tuổi (tuổi trung vị 7 tuổi). Tỷ lệ nam gấp 1,5 lần nữ. Đa số gặp ở trẻ tiền sử khỏe mạnh đã nhiễm vi rút SARS-CoV-2. MIS-C xuất hiện từ 1-3 tháng sau nhiễm SARS-CoV-2. Triệu chứng lâm sàng nổi bật bao gồm: Sốt cao (100%); phát ban 77%; viêm kết mạc mắt 74,2%. Triệu chứng tiêu hóa: Đau bụng 43,2%, bồn nôn/nôn gặp 43,9%. Triệu chứng hô hấp: Ho gặp 44,6%. Nổi hạch 44,6%. Dầu hiệu cận lâm sàng nổi trội gồm: Tăng một số chỉ số: Bạch cầu trung tính (58,9%), CRP (100%)/ Procalcitonin (88,1%), IL-6 (89,5%), Ferritin (77,9%). Tăng đông: D-dimer (100%), fibrinogen (53,2%). Giảm bạch cầu lympho (51%), giảm Albumin máu (53%), tăng pro-BNP (76%). Tổn thương tim trên siêu âm chiếm 32,1%. Thể lâm sàng có sốc gặp 53,5%. Tỷ lệ tử vong của bệnh thấp (0,8%). Kết luận: Hội chứng viêm đa cơ quan liên quan SARS-CoV-2 ở trẻ em (MIS-C) chủ yếu gặp ở trẻ 2-10 tuổi. Bệnh xuất hiện 1-3 tháng sau khi trẻ nhiễm vi rút SARS-CoV-2. Dấu hiệu lâm sàng nổi trội: Sốt cao, tổn thương da niêm mạc và triệu chứng tiêu hóa. Dấu hiệu cận lâm sàng nổi trội bao gồm: Tăng các chỉ số viêm, tăng đông, giảm bạch cầu Lympho và giảm albumin máu. Thể lâm sàng có sốc chiếm chủ yếu. Tỷ lệ tử vong của bệnh thấp.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Payne AB, Gilani Z, Godfred-Cato S, et al. Incidence of Multisystem Inflammatory Syndrome in Children Among US Persons Infected With SARS-CoV-2. JAMA Netw Open. 2021;4(6): e2116420. doi:10.1001/ jamanetworkopen.2021. 16420
3. Son MBF, Murray N, Friedman K, et al. Multisystem Inflammatory Syndrome in Children — Initial Therapy and Outcomes. N Engl J Med. 2021;385(1):23-34. doi:10.1056/NEJMoa2102605
4. Sacco K, Castagnoli R, Vakkilainen S, et al. Immunopathological signatures multisystem inflammatory syndrome in children and pediatric COVID-19. Nat Med. 2022;28(5):1050-1062. doi:10.1038/s41591-022-01724-3
5. Mônica O. Santosa. Multisystem inflammatory syndrome (MIS-C): a systematic review and meta-analysis of clinical characteristics, treatment, and outcomes. It was accessed on December 25, 2023. https://www. jped.com.br/ en-pdf-S0021755721001480
6. Belay ED, Abrams J, Oster ME, et al. Trends in Geographic and Temporal Distribution of US Children With Multisystem Inflammatory Syndrome During the COVID-19 Pandemic. JAMA Pediatr. 2021;175(8): 837-845. doi:10.1001/ jamapediatrics.2021.0630
7. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 ở trẻ em (2022).
8. Ninh Quốc Đạt, Trần Văn Trung (2023) Đặc điểm hội chứng viêm đa cơ quan liên quan COVID-19 ở trẻ em tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. Tạp chí Nghiên cứu y học 167(6) 204-211.